Chương 4: Sơ Lược về tinh cầu Ma Lạc
Tinh cầu Ma Lạc vào thời điểm 12/3/2410 vào lúc 11h47p bầu trời khắp thế giới bỗng nhiên chào đón một trận Vẫn Tinh Thạch từ vũ trụ rơi xuống khắp bề mặt Ma Lạc trở thành một thảm họa toàn cầu kinh khủng nhất từ trước đến giờ. Số lượng Vẫn Tinh Thạch đã rơi xuống Ma Lạc đến giờ vẫn chưa thể xác định số lượng chính xác được, thương vong vô số tuy nhiên điểm kỳ lạ là những viên rơi xuống địa điểm có sinh vật trí tuệ cao lại cực kì ít ỏi, kích cỡ nhỏ hơn những viên rơi ở địa điểm khác. Nơi tiếp đón số lượng vẫn tinh thạch nhiều nhất được thế giới công bố là Ngoại Thế Giới và 2 cực Nam - Bắc của Nội Thế Giới. Với sự xuất hiện đột ngột của số lượng kinh khủng các ma tố thuần khiết của vũ trụ trong các Vẫn Tinh Thạch, lượng Ma tố có trong không khí tăng vọt điều này đã khiến khí hậu toàn cầu thay đổi đặc biệt là các thảm họa Ma pháp, các sinh vật trên tinh cầu Ma Lạc tiến hóa và phát triển nhanh hơn do lượng ma tố tăng khiến ma lực trong cơ thể phát triển theo làm xuất hiện nhiều cá thể biến dị mạnh có yếu có và các loài mới mạnh mẽ. Có thể nói sự kiện đó đã làm cho cả thế giới thay đổi sang một thời kì mới vì thế nhân loại gọi cái ngày định mệnh đấy là Đại Khởi Nguyên, ngày đem đến tuyệt vọng cũng như hy vọng cho tinh cầu Ma Lạc.
Nói về Tinh Cầu Ma Lạc, là một tinh cầu rộng lớn với biển cả chiếm khoảng 2/3 bề mặt tinh cầu. Ma Lạc được cái Học Giả về địa chất nghiên cứu từ năm này qua năm khác và đã cho ra kết quả rằng đã khoảng xấp xỉ 6 tỷ năm tuổi, hiện nay bề mặt tinh cầu chia thành 2 khối lục địa lớn là Tây lục địa và Đông lục địa. Tây Lục địa gồm 2 khối lục địa nhỏ khác là Lục địa Astal với Liên Minh Astal đứng đầu và lục địa Hensia thống trị bởi hai quốc gia mạnh mẽ nhất là Amestia và Latinka. Đông lục địa lại là một mảnh lục địa liền mạch và các quốc đảo xung quanh, hiện nay vẫn chưa có người đứng đầu khối lục địa này nên các quốc gia ở Đông lục địa vẫn đang cạnh tranh nhau quyết liệt. Hiện tại cuộc tranh chấp diễn ra của 2 nhà nước lớn nhất là Đế quốc Tần Thiên chiếm đa phần lãnh thổ Đông lục địa và Liên minh quốc gia Châu Á của các nước còn lại gồm Âu Lạc, Quốc đảo Yamato, Pháp quốc Hinudi, Khajat, vv…. sự tranh chấp ngành càng mạnh mẽ sau sự kiện Đại Khởi Nguyên, tham vọng bành chướng của Đế quốc Tần Thiên ngày càng mạnh mẽ khiến cả Đông lục địa như đang ở trên khối dung nham có nguy cơ phun trào bất kỳ lúc nào.
Hai khối lục địa nói trên đều nằm ở trung tâm của tinh cầu Ma Lạc được bao xung quanh là các núi băng khổng lồ cách biệt với phần còn lại của tinh cầu. Hai khối lục địa được các núi băng bao xung quanh gọi là Nội Thế Giới còn những phần bên ngoài các núi băng được gọi là Ngoại Thế Giới nơi đầy rẫy nguy hiểm, bí ẩn và tiềm năng mà nhân loại vẫn chưa thể chinh phục.