Chu Quốc Dân nhận được cuộc điện thoại từ lão đại Chu Quốc Phú thì khoan kể với mẹ mà trước tiên bàn chuyện này với Tống Minh Lệ.
Thái độ của Tống Minh Lệ rất kiên quyết: “Không được, nếu bà nội Viễn Viễn về quê sau này chúng ta phải làm sao bây giờ? Mặc dù Viễn Viễn đi học không cần mẹ ở nhà trông đứa nhỏ. Nhưng mẹ vẫn thường giúp chúng ta làm nấu cơm rửa bát, giặt quần áo hay dọn dẹp nhà cửa. Nếu mẹ mà về chúng ta sẽ bận chết mất. Vợ chồng mình ban ngày phải đi làm bình thường đã mệt lắm rồi. Về nhà còn bắt em phải làm việc nhà, em kiên quyết không làm.”
Tống Minh Lệ đã quen hưởng thụ ích lợi của mẹ chồng, sống chết không đồng ý để mẹ về quê ở.
Không phải Chu Quốc Dân không dự đoán được vợ mình sẽ nói những lời này, mấu chốt là ông không thể nói trong điện thoại lý do này cho anh Cả.
Nếu nói như thế chẳng phải ra vẻ mình coi mẹ như người ở miễn phí để sai khiến sao?
Bình thường vợ chồng ông rất tốt với mẹ, mua quần áo mới, thực phẩm chức năng không bao giờ quên. Nhiều khi còn biếu mẹ tiền tiêu vặt để trong tay mẹ có tiền tiêu thoải mái một chút.
Mấy năm trước, anh hai Chu Quốc Cường bắt đầu buôn bán, bà nội Viễn Viễn lén cho anh ấy mười mấy nguyên. Hai vợ chồng ông không nhìn thấy nhưng trong lòng biết rõ ràng chỉ giả vờ không nhìn thấy mà thôi.
Trong lòng Tống Minh Lệ trong lòng không thoải mái, càu nhàu mẹ ăn uống, lấy lòng họ nhưng lại hướng về nhà anh Hai.
Chu Quốc Dân đành phải trấn an Tống Minh Lệ: “Nhà anh Hai đông con lại nghèo nhất, mẹ anh tất nhiên lo lắng cho anh ấy. Dù sao tiền này mẹ dùng thế nào là việc của mẹ, chúng ta cứ coi như không biết. Mẹ có thể cho bao nhiêu, chẳng quá được một trăm nguyên đâu.”
Tống Minh Lệ không thoải mái trong lòng cũng phải gác việc này lại.
Sau này, nhà anh Hai xây nhà mái ngói, bà nội Viễn Viễn cả ngày ở nhà thường xuyên lo con thứ hai không đủ tiền, ngụ ý rất rõ ràng hi vọng hai người cho anh ấy vay.
Chu Quốc Cường khuyên vợ mãi, Tống Minh Lệ mới đồng ý. Cũng may Chu Quốc Cường chưa tới nửa năm đã trả hết tiền, bằng không, không biết vợ còn càu nhàu bao nhiêu lần bên tai ông nữa.
Đàn bà ấy mà, dù bằng cấp có cao bao nhiêu, hằng ngày rộng lượng thế nào, với mấy vấn này, phản ứng không khác nhau là mấy.
Trong lòng Chu Quốc Dân cũng không thích mẹ hồi hương, nhưng trong điện thoại anh cả nói rất chính đáng, nói cái gì mà giờ ở nông thôn sống dễ chịu hơn, muốn đón mẹ về nhà hưởng hưởng phúc.
Nói hay lắm, như thể mẹ ở đây luôn chịu khổ chịu tội vậy.
Nhưng mà, mẹ là mẹ của ba người. Đại ca, anh Hai muốn hiếu kính mẹ ông không thể nói gì, không thể nói để một mình em chăm sóc mẹ được.
Đó chẳng phải là coi thường hai anh, khiến anh em lại nảy sinh mâu thuẫn, không thoải mái.
Vì thế, nói hết mọi chuyện một năm một mười tường thuật nguyên si lời Chu Quốc Phú cho mẹ nghe: “Mẹ, đại ca gọi điện thoại cho con, nói rằng anh ấy và anh Hai muốn lên thị trấn đón mẹ về với ông bà tổ tiên*, muốn mẹ về hưởng phúc, bảo con nhắn với mẹ một tiếng, thu dọn đồ đạc, hai ngày nữa sẽ lên đón mẹ.”
(tương đương với về quê nhưng ta để nguyên theo raw)
Vẻ mặt bà lão kinh hỉ có chút không tin nổi: “Thật sao?”
Cuối cùng các con đều sống tốt, lại muốn hiếu kính cái thân già này sao không thể khiến bà kích động đây?
Bà ở đây đã mấy năm, vợ chồng thằng Ba đối xử với bà không tệ, coi như hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Nhưng, là một bà lão nhà quê, bà luôn nhớ về nông thôn, cho gà ăn, nói chuyện với các bà bạn già.
Đó là tình cảm với quê hương vĩnh viễn không thể vứt bỏ được.
Ngẫm lại giờ Viễn Viễn đã lớn có thể tự đến trường, tự đi học về. Cả ngày bà lủi thủi một mình ở nhà, con trai, con dâu đều đi làm hết, không có thời gian bồi bà nói chuyện. Trừ lúc ngủ, lúc nào bà cũng tịch mịch, hết nấu cơm lại giặt quần áo, dọn phòng, chẳng có một ai để tâm sự. Nếu có thể về quê thì tốt biết mấy.
Tống Minh Lệ nhìn ra ý định của mẹ, sắc mặt không tốt, lại không dám nói gì, đi thẳng vào phòng.
Lúc này, bà nội mới nhận ra mình biểu hiện quá rõ ràng khiến con dâu thứ ba mất hứng, hơi xấu hổ nói: “Thôi, con bảo với đại ca và anh Hai của con một tiếng, mẹ sẽ không về đâu. Mẹ về rồi, hai vợ chồng con bận rộn làm gì có thời gian nấu cơm cho Viễn Viễn ăn!”
Chu Quốc Dân đương nhiên phải tỏ rõ thái độ: “Mẹ, mẹ không cần để ý đến Minh Lệ. Vợ con luyến tiếc phải xa mẹ, mẹ đã ở với chúng con mấy năm nay, Minh Lệ luôn coi mẹ như mẹ ruột. Giờ đột nhiên nghe nói mẹ phải về quê ở nhất thời không chấp nhận được. Thời gian qua đi sẽ tốt hơn. Hay là mẹ vào thu dọn đồ đi, hai ngày nữa đại ca anh Hai đến đây, nếu còn chưa chuẩn bị tốt, khéo con sẽ bị mắng đấy.”
Không thể không thừa nhận Chu Quốc Dân rất biết cách ăn nói, nói quanh co một hồi giải thích biểu hiện thất thố của Tống Minh Lệ rất hợp lý, êm tai, khiến trong lòng bà cụ thoải mái không ít.
Bà nội vui mừng hớn hở gấp quần áo.
Chu Quốc Dân vào phòng lại khuyên Tống Minh Lệ một hồi, đại ý là trước cứ để mẹ về quê ở một thời gian. Nếu như sau này nhớ mẹ, có thể đón mẹ lên mà.
Lúc này Tống Minh Lệ mới chuyển giận thành vui, đúng rồi, sao cô không nghĩ ra chứ? Nghỉ hè cứ để mẹ về quê chơi hai tháng, trải nghiệm tình làng nghĩa xóm. Đến lúc khai giảng, lấy cớ Viễn Viễn đã quen ăn cơm bà nội nấu nên không chịu ăn để đón mẹ lên.
Cô không tin lấy cớ của Viễn Viễn – tấm kim bài này, mẹ không mềm lòng. Nên nhớ Viễn Viễn từ lúc sinh ra luôn do mẹ một tay nuôi lớn, một già một trẻ không ai muốn rời khỏi ai, tình cảm rất sâu đậm!
Còn sợ lúc đó mẹ không đau lòng ngoan ngoãn theo mình trở về ư?
Nghĩ thông suốt, thái độ Tống Minh Lệ với mẹ chồng lập tức thay đổi 180 độ, chịu khó giúp mẹ chuẩn bị đồ, còn chủ động mua hai bộ quần áo mùa hè để mẹ mang theo. Mặt khác, cô còn đưa hai trăm nguyên cho bà cụ.
Thời buổi này tiền lương so với mấy năm trước đã tăng gấp đôi, nhưng hai trăm nguyên không phải con số nhỏ.
Thế nhưng, Tống Minh Lệ khôn khéo sẽ không tiếc tiền vào thời điểm này. Phải khiến mẹ trong lòng vui vẻ, nhớ kĩ điểm tốt của con dâu sau đó mới dễ dàng chấp nhận theo cô trở về chứ.
Sống trong sự kích động và chờ đợi, bà nội chịu đựng qua hai ngày, rốt cuộc chờ được Chu Quốc Cường, Chu Quốc Phú, còn có cả Ngô Hữu Đức cũng đến. Hoá ra Chu Quốc Cường đặc biệt nhờ em rể Ngô Hữu Đức chở một chuyến xe ba bánh đón mẹ về nhà.
Ba anh em ngồi xuống, vây quanh bàn uống thoải mái, Ngô Hữu Đức tửu lượng không cao, lại phải lái xe nên không dám uống nhiều.
Tống Minh Lệ xử sự nhiệt tình chu đáo, liên tục khuyên mọi người đừng mải uống rượu ăn nhiều thức ăn. Trong lòng nghĩ gì, trên mặt tuyệt đối không thể hiện ra nửa phần. Đây là điểm cao minh của Tống Minh Lệ, so với Thẩm Hoa Phượng bụng dạ hẹp hòi hay Triệu Ngọc Trân thẳng thắn không có tâm cơ, cô khéo đưa đẩy, làm việc tốt hơn nhiều.
Một bữa cơm cả khách và chủ cùng vui. Cuối cùng đã đến lúc trở về .
Chu Quốc Dân giành trước các anh trai, thay mẹ xách đồ lên xe ba bánh, Tống Minh Lệ càng một tiếng mẹ vô cùng thân thiết kéo tay bà cụ mãi không chịu buông, khiến bà cụ thụ sủng nhược kinh thiếu chút nữa nước mắt tuôn trào.
(thụ sủng nhược kinh: được sủng ái đâm ra lo sợ)
Xem ra các con đều rất tốt với bà, đến con dâu cũng lưu luyến mình như thế. Đến tuổi của bà thế này, còn cầu mong điều gì hơn nữa? Càng không nói đến Chu Chí Viễn nước mắt giàn giụa.
Bà nội dằn lòng, cuối cùng ngồi trên xe ba bánh, cùng đứa con lớn nhất và con thứ hai trở về cố hương từ lâu luôn xuất hiện trong giấc mộng.