Chương 34: Mở Rộng Thị Trấn Cách Tân Về Phía Tây Nam, Xe Đạp Thồ, Xe Rùa, Khai Thác Đá Vôi Và Làm Ra Bao Xi Măng Đầu Tiên.

Cuộc Cách Mạng Tại Dị Giới.

Tập 3: Thị Trấn Cách Tân.

Chương 34: Mở Rộng Thị Trấn Cách Tân Về Phía Tây Nam, Xe Đạp Thồ, Xe Rùa, Khai Thác Đá Vôi Và Làm Ra Bao Xi Măng Đầu Tiên.

....................

Nghe Araya nói vậy, Hắc Hoàn liền thắc mắc:

- Nhưng mà... nếu cậu đi như vậy, thì dân làng bọn họ sẽ như thế nào đây?

Araya nghe vậy thì suy nghĩ một lát, sau đó thì nói:

- Nếu vậy thì để tôi dẫn cả làng tới thị trấn Cách Tân của cậu luôn có được không?

Hắc Hoàn nghe thế thì lắc đầu đáp:

- Có lẽ là không được! Dù gì mục đích ban đầu của chúng tôi là muốn các người khai khác mỏ đá vôi. Nếu mà kéo nhau hết đến thị trấn Cách Tân thì họ sẽ sống ở đâu đây?

Vừa nói xong, trong lòng Hắc Hoàn liền thở dài nghi ngờ:

“Hầy! Sao mà con nhỏ này làm trưởng làng được hay vậy. Bộ là cha truyền con nối hay gì à?”

Lúc này, như cảm thấy một ánh nhìn bất thiện, Araya liền liếc xéo con mắt nhìn cậu và nghi ngờ nói:

- Này! Cậu đừng có nghĩ là tôi đây không biết cậu đang suy nghĩ gì đấy!

Hắc Hoàn nghe vậy thì liền phản ứng:

- Sao mà cậu biết hay vậy?

Ayara nghe vậy thì liền giải thích:

- Là do biểu cảm của cậu quá lộ liễu đấy!

Nói xong, Araya liền nói tiếp:

- Mà nếu vậy thì cả làng chúng tôi có cần phải di cư tới tận mỏ đá vôi không?

Hắc Hoàn liền lắc đầu đáp:

- Không nhất thiết là phải như vậy. Dù sao thì các người chỉ cần cử một đoàn người có khả năng lao động đến mỏ khai khác đá vôi thôi. Tùy vào số lượng và sản lượng khai thác của các người là bao nhiêu thì sẽ nhận được tiền công là bấy nhiêu. Với số tiền này, các người có thể mua những thứ thiết yếu trong cuộc sống.

Ayara nghe vậy thì liền hào hứng đáp:

- Nếu vậy thì chúng tôi không cần lo lắng về mùa đông nữa rồi!

Hắc Hoàn gật đầu đáp:

- Đúng vậy, nếu như các người làm việc chăm chỉ, thì chúng tôi sẽ tặng cho mỗi người ít nhất một cái áo khoác để sưởi ấm vào mùa đông.

Bây giờ thì đã là tháng tám năm một ngàn hai trăm lịch dị giới, nếu tính theo khoảng thời gian này thì cỡ chừng hai tháng nữa là sẽ có tuyết rơi, lúc đó, một vài lĩnh vực kinh tế sẽ bị trì trệ như là nông nghiệp và vận tải. Hai lĩnh vực này rất là quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của một khu vực được. Nhìn thấy trước được cái vấn đề đó, cho nên Hắc Hoàn đành phải cắn răng chi nhiều tiền để mà xây dựng khu vực nông nghiệp vườn – ao – chuồng, rồi nhân tiện thì cho xây năm cái nhà dự trữ lương thực ở bốn phía thị trấn và ở ngay khu nông nghiệp vườn – ao – chuồng để mà phòng tránh những tình trạng ngoài ý muốn như là hỏa hoạn hay nhân tố tự nhiên, chủ quan hoặc khách quan tác động, dù sao thì Hắc Hoàn cũng không muốn đặt hết trứng vào một giỏ, dù sao thì đề phòng vẫn hơn không có phòng bị gì. Và Hắc Hoàn cũng không quên thu mua các nguồn lương thực, thực phẩm từ bên ngoài thông qua các thương nhân để đa dạng hóa thực phẩm, bổ sung thêm các loại rau củ quả dinh dưỡng mà nơi này chưa trồng hoặc không trồng được.

Còn về giao thông vận tải thì bình thường đã gặp khó khăn như vậy rồi, gặp mùi đông chắc tịt ngòi luôn. Rồi phải tìm kiếm củi hoặc than đốt, làm lò đốt, quần áo giữ ấm, thực phẩm, vân vân và mây mây. Dù sao thì đã là mùa đông thì phải có thứ để mà chống trọi, ít nhất là phải giữ ấm được cơ thể và ăn uống, nếu thiếu một trong hai cái thì chắc chắn sẽ chết cóng.

Araya nghe vậy thì liền đáp:

- Nếu vậy thì cảm ơn cậu. Vậy thì chúng ta mau làm bản hợp đồng mà cậu nói khi nãy đi!

Hắc Hoàn nghe vậy thì gật đầu đáp:

- Vậy thì để tôi chuẩn bị giấy tờ cái đã, sau đó thì vào ngày hôm sau, sẽ có đoàn lính của tôi đến chỉ dẫn dân làng đi.

Thế là sau đó, một bản hợp đồng đã được kí xong. Lúc này, Araya chợt nhớ ra điều khi nãy thì liền hỏi:

- Mà Hắc Hoàn này, liệu cậu có thể cho cả hai ngôi làng chúng tôi dọn ở gần thị trấn Cách Tân có được không? Dù sao thì ở đây chả có gì nhiều để làm, với lại cuộc sống ở đây cũng thiếu thốn đủ bề nữa, cho nên nếu cho bọn họ chuyển xuống đây sống thì sẽ tốt hơn.

Hắc Hoàn nghe thế thì suy nghĩ một chút, sau đó thì gật đầu đồng ý, chiều theo mong muốn của Araya:

- Thôi được, nếu như vậy thì chúng tôi sẽ cho các người thời gian một ngày để cho các người sắp xếp, sau đó thì ngày mai sẽ chuẩn bị xuất phát. Nhưng mà khi xuống dưới thì phải nghe theo mệnh lệnh, tuyệt đối không được chống lại!

Tuy nghe điều kiện có phần hơi ép buộc, Araya vẫn gật đầu vui vẻ đáp:

- Nếu vậy thì tốt quá rồi!

Sau đó, Araya quay sang những người dân trong làng nói:

- Mọi người mau chuẩn bị đồ đạc để ngày mai chúng ta cùng nhau xuất phát đi!

Nghe thế, mọi người dân trong làng điều hưởng ứng trước lời nói của Araya. Bọn họ nhanh chóng thu xếp những thứ cần thiết như quần áo, những món đồ sinh hoạt hằng ngày. Còn Hắc Hoàn thì lôi cái bản đồ ra xem xét vị trí nên đặt cái ngôi làng này ở đâu. Sau một hồi xem xét, cậu đặt ngôi làng này ở phía tây nam, giáp với thị trấn Cách Tân. Hai ngôi làng đó sẽ được ghép thành một luôn cho dễ quản lý, với lại lối kiến trúc thì sẽ được xây đồng nhất với thị trấn, đuòng xá thì sẽ là theo kiểu bàn cờ, chừa lại một phần trung tâm để cho họ hợp làng hay là tổ chức, hoạt động các lễ hội văn hóa.

Cái đó thì để sau, giờ thì phải dựng lều tạm cho bọn họ ở trước đã, chứ mấy cái nhà cửa, đường xá không thể tự mọc ra được. Dù sao thì làm mấy thứ đó tốn khá nhiều tiền, vì thế cần phải có thời gian để mà hoàn thành những thứ đó.

Sáng ngày hôm sau, mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi, đoàn người tổng cộng hơn sáu trăm người đều xuất phát trở về thị trấn Cách Tân. Vì đoàn người đông hơn dự kiến, Hắc Hoàn đoán chừng cỡ một ngày hơn thì mới về đến nơi, thế là Hắc Hoàn liền cử cho hai tên lính đi về trước để báo tin cho đám lính ở trong doanh trại cho người ra dựng liều ở phía tây nam của thị trấn.

Đoàn người cứ thế mà di chuyển, đến sáng ngày mốt, bọn họ cuối cùng cũng trở về tới làng, chuyến đi lần này mang tới cho họ thêm năm trăm lẻ năm dân làng, và một lực lượng khai thác đá vôi chưa xác định. Giờ đây, dân số của thị trấn đã đạt cỡ năm ngàn năm trăm dân.

Vừa đếm nơi thì đoàn người nhìn thấy gần một trăm cái lều đã được dựng sẵn, mỗi cái lều chứa được nhiều nhất là năm người. Thấy thế. Hắc Hoàn liền nhớ đến khoảng thời gian lúc đầu khi mới thành lập làng. Vào lúc đó, mọi người cũng sống y như vậy. Lúc này, Hắc Hoàn quay sang đoàn người nói:

- Mọi người cứ tạm thời ở như vậy! Nếu như không có vấn đề gì, thì cỡ một tháng rưỡi là có thể giải quyết xong.

Nói xong, cậu quay sang Araya đề nghị:

- Araya, cậu giúp tôi làm một bản điều tra về tất cả mọi người ở đây, rồi sau đó sắp xếp gia đình sang một bên, sống một mình sang một bên, để cho việc xây nhà không bị thừa, cũng không bị thiếu!

Ayara nghe vậy thì gật đầu chấp thuận đáp:

- Thôi được! Vậy cậu đợi tôi khoảng một lát, sau đó tôi sẽ đưa cho cậu bản danh sách xem sau!

Chưa tới một tiếng sau, thì Araya đưa một sấp giấy cho cậu và nói:

- Cái này là tôi đã điều tra xong, cậu cứ cầm lấy nó và đọc thử đi! Có gì thiếu sót thì cứ bảo tôi một tiếng.

Hắc Hoàn cầm lấy thì xem xét ra một chút, cậu nhìn qua thì thấy tổng dân số của hai ngôi làng này gộp lại thì là năm trăm lẻ hai người nếu tính cả Araya. Trong số đó, thì hầu hết là sống theo hộ gia đình, có vài chục người sống độc thân. Sau khi xem qua xem lại, thì Hắc Hoàn liền quyết định là sẽ xây khoảng chín mươi lăm căn nhà, trong đó có một căn dùng để làm khu nhà sinh hoạt tập thể.

Vừa quyết định xong, Hắc Hoàn liền cho một bộ phận binh lính trong doanh trại xây nhà cho nhanh, nhân tiện cũng cho bọn lính làm quen để sau này còn phải xây các công trình quân sự, nói chung là gần giống như công binh đấy, thay vì phải đem dân phu theo, thì công binh là một sự lựa chọn tốt hơn, dù sao một binh lính vừa biết chiến đấu, vừa biết xây dựng thì sẽ tiết kiệm nhân lực lẫn vật lực. Với lại làm như vậy thì chỉ tốn nguyên, nhiên vật liệu xây dựng thôi, chứ không tốn tiền để thuê nhân công, vì nếu lấy số tiền đó thuê nhân công để xây chín mươi lăm công trình cùng một lúc trọng một tháng rưỡi thì sẽ ảnh hưởng đến tiến đọi xây dựng các công trình dân sự, công cộng và rất tốn tiền.

Vào lúc này, Hắc Hoàn cũng không quên cho người để khai khác mỏ đá vôi, mỏ đá vôi này là hoàn toàn nằm lộ thiên, vì thế cho nên không cần sợ là sẽ khó khai thác, với lại độ phần trăm đá vôi của mỏ cao, chỉ cần múc được một cục đất thì có đến sáu, bảy phần là đá vôi, càng đào sâu xuống thì càng nhiều. Với lại. mỏ này thuộc dạng dễ khai thác, không có khó khăn như các mỏ kim loại khác.

Tổng số nhân công mà cậu tập hơp được là khoảng bốn trăm năm mươi người, trong đó còn có thêm một đội ngũ vận chuyển tầm năm chục người. Đội vận chuyển này sẽ được cung cấp một phương tiện đặc biệt, đó chính là xe đạp thồ.

Về xe đạp thồ, nếu là một con người yêu lịch sử nước nhà, thì ai hẳn cũng sẽ biết rằng xe đạp thồ đã xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhất là trong cuộc chiến năm mươi sáu ngày đêm ở trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai thì xe đạp thồ cũng được sử dụng. Rồi vào trong thời kỳ đại dịch thì xe đạp thồ được các chú, các anh bộ đội sử dụng để vận chuyển, cứu tế lương thực cho người dân ở các ngõ ngách ngõ trong thành phố Hồ Chí Minh.

Mỗi chiếc xe đạp thồ có thể chở trung bình từ tám mươi đến một trăm ký, tương đương với sức mang của năm người, thậm chí là có thể nâng lên hai trăm, thậm chí là ba trăm ký.

Để thồ được nặng như vậy, thì xe phải được gia cố lại, xe được buộc một đoạn tre hoặc gỗ nhỏ, dài khoảng một mét, gọi là "tay ngai" vào ghi-đông để điều khiển, sau đó thì gắn một thanh gỗ hoặc thanh tre cứng cao hơn yên xe khoảng năm mươi centimet buộc vào trục yên, vừa giúp giữ thăng bằng, vừa đẩy xe đi, gá hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ để tăng độ cứng của khung xe, lấy vải, quần áo cũ, săm cũ lót vào bên trong để tăng độ bền của săm, lốp xe, bổ sung thêm hai chiếc ghế, một chiếc ghế để dựa xe trong lúc nghỉ chân, một chiếc để chèn xe khi xuống dốc.

Vì phải cải tạo một chiếc xe đạp thường đếm mức như vậy, chi phí sản xuất của một chiếc xe đạp thồ đắt hơn gấp đôi một chiếc xe đạp bình thường, rồi phương thức sản xuất ra xe đạp thồ cũng trở nên công phu và phức tạp hơn. Do đó, để làm ra khoảng năm mươi cái xe đạp thồ, Hắc Hoàn phải chi tới ba đồng bạch kim (một trăm mươi triệu Việt Nam đồng) thì mới làm xong được năm mươi cái xe đạp thồ, Mỗi chiếc có giá khoảng ba đồng tiền bạc (ba triệu Việt Nam đồng).

Và Hắc Hoàn cũng không quên cho những người công nhân khai khác đó các công cụ để khai khác như là búa, lưới lọc, xẻng,... Và một thứ không thể thiếu, thứ này sẽ làm giảm đi sức lực của người công nhân khi phải mang vác nhiều, đó chính là xe rùa.

Xe rùa có cấu trúc khá đơn giản, thường là với một bánh xe nằm ở trục giữa dưới đáy chiếc xe, có hai tay cầm, một máng chứa vật liệu ở giữa và có hai chân bằng sắt để chống đỡ.

Xe rùa có thể chở những vật liệu nặng từ một trăm năm mươi đến một trăm tám mươi ký, có tác dụng để trở những đồ vật trong khoảng cách gần.

Vì thế, trong hai phương tiện xe đạp thồ và xe rùa trên, xe đạp thồ có thể di chuyển nhiều khối lượng trên quãng đường dài, còn xe rùa thì ở quãng đường ngắn.

Dù phải tập trung tới một phần ba nguồn nhân lực này để làm các vật dụng cần thiết để khai thác mỏ đá vôi thì phải mất tới một tuần thì mới làm xong. Khi làm xong thì liền gấp rút cho người nhanh chóng đem những vật dụng này lên mỏ một cách nhanh nhất có thể. Và thế là, quy trình khai thác một mỏ khoáng sản thứ hai của Hắc Hoàn bắt đầu.

Mà quay trở lại lúc nãy, Hắc Hoàn cũng quên bén đến việc cái mỏ đất sét kia. Vì cách khai thác quá sơ sài, không đạt được năng suất cao, phải nhập khẩu thêm từ nơi khác, vì thế Hắc Hoàn yêu cầu đám công nhân trong công xưởng làm các công cụ khai thác tương tự như là ở mỏ đá vôi, sau khi làm xong cho mỏ đá vôi thì làm luôn cho mỏ đất sét. Dù sao thì nếu có mỗi mỏ đá vôi không thì cũng khó làm gì nhiều, còn phải có thêm mỏ đất sét nữa thì mới được.

....................

Một tuần sau, giờ đã là giữa tháng tám, Hắc Hoàn lúc này đã biết rằng ngày hôm nay là tròn đúng một tuần kể từ khi chuyến khai thác mỏ đá vôi bắt đầu. Giờ đây, Hắc Hoàn đang đứng đợi lô hàng đá vôi đầu tiên.

Tới lúc gần chiều tối, sau bao ngày chờ đợi thì lô hàng đá vôi đầu tiên đã đến. Nhìn thấy vậy thì Hắc Hoàn liền cảm thấy hứng khởi khi mà thứ mà bản thân cần cuối cùng cũng đã tới.

Vừa tới nơi, Hắc Hoàn liền cầm lấy một cục đá vôi lên và nâng niu nó. Đối với cậu, đây không phải là một cục đá bình thường có màu trắng, mà nó chính là một cục đá biết đẻ ra tiền.

Sau đó, cậu cho đoàn vận chuyển đi tới khu rèn ở trong công xưởng. Lúc này, Hắc Hoàn nói với chủ thở rèn là làm theo công thức tám phần đá vôi, hai phần đất sét. Đem hai thứ đó nghiền nát rồi trộm đều vào nhau, sau đó thì bỏ vào lò.

Về nhiệt độ để hai thứ nguyên liệu kia trở thành xi măng là bao nhiêu thì Hắc Hoàn cũng không rõ cho lắm. Nhưng hình như là cỡ bằng mấy cái lò nung dùng để rèn kim loại thì phải. Thôi kệ vậy, có cái lò để mà làm là đã tốt lắm rồi, còn hơn là phải mất công suy nghĩ để làm cái lò nung như thế nào, vậy là xem như bớt đi một quy trình.

Sau một ngày hì hục làm việc liên tục, thì bao xi măng đầu tiên trên thế giới này đã được sản xuất. Bao này cũng nặng khoảng mười kí. Lúc này, Hắc Hoàn mới đứng trước mặt một vài người có chức vụ trong công xưởng và những người thợ xây để biểu diễn.

Lúc này, Hắc Hoàn với kinh nghiệm từng xem các chú thợ xây ở kiếp trước làm xi măng theo công thức một phần xi măng trộn với ba phần cát, rồi pha với lượng nước vừa đủ. Làm xong xuôi thì hỗn hợp vữa ra đời, nó giống như là bột vậy.

Lúc này, Diva hỏi cậu:

- Thiếu gia à, liệu thứ này có bền chắc như lời cậu nói chứ!

Hắc Hoàn liền gật đầu xác nhận nói:

- Đúng vậy, độ bền chắc của nó không thua kém gì các vật liệu xây dựng hiện nay, thậm chí là nếu như bỏ thêm cát, sỏi, đá vào thì nó sẽ còn chắc chắn hơn rất nhiều.

Nói xong, cậu liền lấy mấy miếng gỗ xếp thành một cái hộp không có hai đáy. Rồi từ từ đổ đống vữa đó vào khung.

Lúc này, Hắc Hoàn liền cho mọi người giải tán:

- Dù sao thì đống vữa này cũng phải mất mấy tiếng đồng hồ thì mới khô được. Vậy thì bây giờ tạm thời giải tán, tới ngày mai mọi người quay lại xem sản phẩm!

Mọi người nghe vậy thì liền giải tán với những hiềm nghi vẫn còn dấu hỏi nghi ngờ trên đầu. Còn Hắc Hoàn đã xong một ngày mong đợi, giờ chỉ cần chờ đợi sản phẩm của mình nữa thôi.

....................

Bạn đang đọc Cuộc Cách Mạng Tại Dị Giới được sáng tác bởi Luuhphat.

(Ngày hoàn thành: Thứ năm, ngày 27/1/2022.)

Kỷ niệm 49 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam 27/1/1973 - 27/1/2022.

1/2/2022 Mùng Một Tết Âm Lịch năm Nhâm Dần.

....................

Mục lục: "Cuộc Cách Mạng Tại Dị Giới."

- Tập 1: Sự Khởi Đầu.

Từ chương 1 đến chương 12.

- Tập 2: Xây Dựng Làng Ngụ Cư.

Từ chương 13 đến chương 28.

- Tập 3: Thị Trấn Cách Tân.

Chương 29: Lên Cấp Thị Trấn Và Ô Ăn Quan.

Chương 30: Cha Con Hợp Tác.

Chương 31: Tìm Người Khai Thác Đá Vôi.

Chương 32: Làng Bị Cướp Phục Kích.

Chương 33: Trận Chiến Nhàn Hạ Với Sự Giúp Sức Của Cây Nỏ Đặc Chế.

Chương 34: Mở Rộng Thị Trấn Cách Tân Về Phía Tây Nam, Xe Đạp Thồ, Xe Rùa, Khai Thác Đá Vôi Và Làm Ra Bao Xi Măng Đầu Tiên.