Chương 252: Hiệp khách cũng phải ăn trộm

Nguyên hôm qua sau khi Đường Kính Chi góp ý với Giả Lâm, hắn biết chuyện không thể chậm trễ liền về nhà thương lượng với phụ thân, sau đó hai cha con tức tốc dẫn gia nô cưỡi ngựa tới thẳng Kiên Thành, may trời thương xót, hai cha con họ Giả tới vừa kịp lúc cổng thành sắp đóng lại, nếu không phải ở ngoại thành nuôi muỗi một đêm.

Sợ chuyện tốt bị người ta cướp mất, Giả Nam Sơn gửi thiếp tới bái phỏng Trịnh Kiếm Thu ngay buổi tối hôm đó, đúng lúc Trịnh Kiếm Thu ở nhà liền mời cha con họ vào, nghe Giả Nam Sơn trình bày mục đích chuyến bái phỏng, Trịnh Kiếm Thu không cần thương lượng với cha, đồng ý ngay tức thì.

Gần đầy thời cuộc bất ổn, Trịnh Thắng thường xuyên ở lại quân doanh, hôm đó đêm khuya mới về tới nhà, sau khi biết chuyện này, căn dặn nhất định phải làm thật nhanh, Trịnh Kiếm Thu ỷ vảo thân phận của mình, ngay trong đêm bảo quân sỉ thủ thành mở cổng, dấn người tới thẳng Lạc Thành.

Tới Lạc Thành thì chuyện đơn giản rồi, Trịnh Kiếm Thu biểu lộ thân phận, trực tiếp dùng 20 vạn lượng bạc mua lấy mảnh đất hoang còn lại kia.

Nay công văn đã thành công tới được tay.

Kỳ thực tính toán tỉ mỉ ra thì hai nhà Trịnh Giả kiếm không kém Đường gia là bao, vì tiền kỳ chuyện đào kênh toàn bộ do Đường gia triệu tập nạn dân đảm trách, kênh đào dẫn tới tận cửa, bọn họ chỉ cần đào mương nhỏ dẫn nướng vào ruộng, bớt được lượng lớn tiền mua lương thực cho nạn dân.

Chẳng lẽ kênh đã đào tới gần cửa hai nhà bọn họ rồi, Đường Kính Chi có thể không cố kỵ thể diện Trịnh phủ mà bỏ mặc họ sao?

Có điều tổng thể mà nói, kéo được Trịnh gia vào kết thành đồng bạn có chung lợi ích mà không phải hạ mình khúm núm là Đường Kính Chi hài lòng rồi, giờ y không sợ đám người Vương Mông nữa, nếu Đường Lễ Chi bị đám Vương Mông bắt cóc thật, y nhất định khiến Vương Mông phải trả giá.

Nghe xong toàn bộ diễn biến sự việc, Đường Kính Chi cũng khen tốc độ Trịnh Kiếm Thu rất nhanh, ba người nâng chén chúc mừng một hồi, hai người Trịnh Giả cáo từ rời đi, có được công văn mới chỉ là bước đầu, không phải cứ ngồi đó là tiền vào tay được.

Đường Kính Chi và Ngọc Nhi cũng lên ngựa, dẫn mấy chục hộ vệ cùng Sái Phương tới biệt viện thành tây.

Nhiều đời tích góp, Đường gia có rất nhiều ruộng tốt ngoài thành, biệt viện cũng bố trí hơn mười cái, dùng để mùa hè tránh nắng, biệt viện này ba mặt giáp núi, chỉ mặt đông là bình nguyên, có sông uốn lượn chảy quanh, muốn tới được phải đi qua một cây cầu, biệt lập hoàn toàn với bên ngoài, từ khi cha mẹ Đường Kính Chi nối nhau qua đời, mà bản thân y vừa bận công việc lại còn bệnh tật quanh năm, cho nên mấy biệt viện đó gần như thành đồ trang trí cả.

Lúc nhỏ Đường Kính Chi thường tới biệt việt thành tây tránh nắng, cũng là để yên tĩnh thả hồn vào thế giới thi từ của y, cho nên rất quen thuộc nơi này.

Cảnh vật trang viên thôn quê u nhã tĩnh lặng như xưa, có điều tâm tình người tới đây thì khác nhiều, Đường Kính Chi xuống ngựa, bước qua cổng chính, chưa kịp uống lấy miếng nước thấm họng thì thấy một nữ tử chạy ào tới, quỳ xuống trước mặt y lớn tiếng gào khóc:

- Nhị gia, cầu xin người, cầu xin người tìm Tuyền Nhi về cho tỳ thiếp, tỳ thiếp chỉ có đứa con này thôi, nếu có có mệnh hệ gì tỳ thiếp không thiết sống nữa.

Người này tóc tai rối bù, y phục nhăn nhúm, mắt xưng húm chẳng biết đã khóc bao lâu rồi, chính là Trân di nương, mẹ đẻ của Đường Tuyền, Đường Lễ Chi.

Đường Kính Chi vội đi tới đỡ Trân di nương lên, khuyên nhủ:

- Di nương đừng khóc nữ, ta nhất định sẽ tận lực cứu Tam đệ về mà, di nương cứ yên tâm.

Trân di nương người xụi ra, dựa vào lòng Đường Kính Chi khóc không ngớt, rồi tựa như nghĩ ra điều gì, đột nhiên ngẩng đầu lên:

- Nhị gia, người nói những kẻ gian kia liệu có làm gì Tuyền Nhi của tỳ thiếp không?

Lúc này Ngọc Nhi đi tới đỡ lấy Trân di nương, cho dù Trân di nương và Đường Kính Chi chênh nhau một bối phận, nhưng dựa vào nhau thân mật như thế không tránh được điều tiếng này nọ.

Người mẹ nào có con bị bắt cóc mà chẳng lo lắng lung tung, Đường Kính Chi lúc này chẳng còn nhớ tới những chuyện va chạm quá khứ nữa, chỉ thương cho tấm lòng người mẹ, cho tay vào lòng, lấy thư tín kẻ gian để lại ra:

- Không đâu, di nương xem đi, kẻ gian không cho chúng ta bảo quan, hẳn chỉ vì tiền tài, chắc chắn sẽ không làm tổn hại tới tính mạng Tam đệ.

Thư thì Trân di nương cũng đọc rồi, chẳng qua đầu óc bà bấn loạn chẳng còn suy nghĩ được gì, giờ nghe Đường Kính Chi nói vậy mới yên tâm đôi chút, không khóc nữa mà khẩn cầu:

- Nhị gia, Tuyền Nhi trước kia nó thường làm người giân, xin người bỏ qua cho nó, dù sao nó cũng là đệ đệ của người.

Sợ Đường Kính Chi chỉ nói không làm, định quỳ xuống.

- Di nương, mau đứng lên đi, chuyện trước kia qua cả rồi, hơn nữa lão thái quân vì chuyện này mà đau lòng, nếu ta không sớm cứu Tam đệ về thì quá bất hiếu rồi.

Đường lão thái quân đối đãi với con mình ra sao thì Trân di nương cũng hiểu, tuy hai mẹ con bà bị giam lỏng ở đây nhưng chuyện sinh hoạt không khác gì ở trong Đường phủ, gật đầu đứng dậy, không quấy rầy Đường Kính Chi điều tra manh mối nữa.

Gọi hạ nhân đỡ Trân di nương vào đại sảnh, Đường Kính Chi quay sang bảo Sài Phương:

- Tập trung tất cả hạ nhân tới tiền tiện, không được thiếu một kẻ nào.

- Vâng.

Sài Phương muốn tỏ ra tích cực mẫn cán để sau này còn được trừng phạt nhẹ hơn, nên chạy nhanh hơn sóc.

- Ngọc Nhi, dù những kẻ kia công phu cao cường tới đâu cũng không thể không để lại chút dấu vết nào, ta với nàng cùng đi xem xét một vòng.

Đường Kính Chi không còn nóng ruột vội vàng như trước nữa, làm việc đã có chủ ý hơn.

Ngọc Nhi gật đầu tán đồng.

Biệt viện này là cái lớn nhất trong toàn bộ mười mấy biệt viện ngoại thành của Đường gia, rộng hơn nghìn mẫu, tường bao cao gần hai trượng, vì đây là nơi chủ yếu cho chủ tử tới giải trí, cho nên chủ yếu là hoa viên, ao sen, còn gian phòng thì hơi ít, chỉ có chừng năm sáu chục gian.

Tính theo giá thị trường, chỉ một biệt viện này giá ít nhất cũng phải năm nghìn lượng bạc.

Có Đường Kính Chi thông thuộc mọi đường ra lối vào nơi này, cùng Ngọc Nhi hơn hai năm xuất đạo giang hồ, kinh nghiệm "giết người phóng hỏa" cực kỳ phong phú, tốn nửa canh giờ nàng đã tìm ra chỗ "đồng nghiệp" leo tường mò vào biệt viện rồi.

Lang bạt giang hồ tự do tự tại nghe thì sướng thật đấy, nhưng tội cái là luôn rỗng túi, dù có nghề trong tay thì muốn kiếm công việc cũng khó, người dân thời đó không thuê người lạ, không thích lao động thời vụ, cho nên cách kiếm tiền của dân giang hồ chung quy có ba loại, lừa, cướp, trộm.

Lừa đảo, ăn cướp thì không nói, trộm thì cả hiệp khách cũng phải làm, nhưng đối tượng bọn họ ăn trộm lựa chọn thường là nhà giàu bất nhân, số tiền ăn trộm cũng không được lớn, đủ có cơm ăn khiến người bị mất tiền không nghi ngờ nhiều, nếu không ăn trộm rồi khiến người không liên quan bị tai vạ thì không đúng đạo nghĩa giang hồ.

Ngọc Nhi tất nhiên từng trộm cắp.

Ngọc Nhi đứng trên tường, sau một hòi quan sát kỹ càng, nhảy xuống bãi cỏ trong biệt viện, giải thích cho Đường Kính Chi:

- Nhị gia, từ dấu vết trên tường phán đoán có ba kẻ gian đột nhập vào đây, nhưng sau khi đột nhập vào đây thì dấu vết thay đổi, nhìn bãi cỏ dẫm đạp thế này, ít nhất cũng phải có bốn năm kẻ.

Đường Kính Chi cũng không hỏi chi tiết từ đâu nàng có những kết luận này, nhưng y tin vào phán đoán của nàng, nhìn bãi cỏ gật đầu, như vậy đúng là có kẻ làm nội ứng bên trong rồi.

Có điều sau một hồi gật gù lời y nói ra lại chẳng ăn nhập gì:

- Ngọc Nhi này, lần sau nàng có leo trèo thì cẩn thận vào nhé, chẳng may mà ngã bị thương ta phải chăm sóc nàng cả đời, thế thì lỗ to rồi.

- Ai cần Nhị gia chăm sóc, lúc đó cứ ném thiếp ra khỏi phủ.

Ngọc Nhi cao ngạo không chịu phục, dậm chân cãi lại một câu.

Điệu bộ nữ nhi giận dỗi của Ngọc Nhi chẳng mấy khi được nhìn, đôi mắt mở to khả ái phi thường, khác xa so với vẻ hờ hững lãnh đạm thường ngày thường ngày, Đường Kính Chi nắm lấy tay nàng, nghiêm túc nói:

- Không ném, không bao giờ ném, ta thích được chăm sóc nàng cả đời cơ.

Ngọc Nhi rụt tay lại nhưng không thoát, đành để mặc y nắm lấy tay, có cô gái nào không thích nghe lời âu yếm yêu thương? Cho dù câu nói đó có chút trẻ con, nhưng làm Ngọc Nhi đang dần sinh thiện cảm với Đường Kính Chi thấy ngọt ngào.

Đồng thời Ngọc Nhi thấy Đường Kính Chi còn giở trò xấu được, biết y hoàn toàn trấn tĩnh lại, không như lúc thẩm vấn Sài Phương bề ngoài vờ trấn tĩnh trong lòng lại như lửa đốt.