Kiên Thành, thủ phủ của Lưu Châu, diện lớn hơn Lạc Thành gần năm lần, nhân khẩu đông đúc, chỉ riêng bách tính trong thành đã hơn 50 vạn, nếu tính cả nông hộ xung quanh, dứt khoát không ít hơn 100 vạn.
Ở Kiên Thành có hai viên quan lớn nhất vùng, một là quan chính tứ phẩm quản nội chính của Lưu Châu, tri châu Điền Cơ, một là Tuyên Uy tướng quân nắm quyền quân sự tòng thứ phẩm, Trịnh Thắng.
Từ xưa tới nay, quan văn và quan võ luôn bất hòa, hơn nữa mâu thuẫn còn rất kịch liệt, quan văn đọc sách thành hiền, tự cho mình là đệ tử của thánh nhân mà kiêu ngạo, khinh thường đám võ quan thô tục chỉ biết vung đao múa thương, mồm không đánh thì giết, cho rằng đó là hạng không thông giáo hóa.
Còn võ quan thì khinh bỉ đám quan võ là đồ nhãi con sức trói gà không chặt, miệng trăm câu thánh hiền mà làm việc chẳng được tích sự gì, câu bọn họ thường đeo bên miệng là "bách vô nhất dụng thị thư sanh"
* Trong trăm người kẻ vô tích sự nhất là thư sinh.
Tình hình ở Lưu Châu tất nhiên cũng không có gì khác, quan chức của Trịnh Thắng mặc dù thấp hơn của Điền Cơ một cấp, nhưng một văn một võ, không ai tiết chế ai, cho nên ông ta không sợ Điền Cơ, ngoài ra, ở trong triều quan văn quan võ cũng ngứa mắt với nhau, cho nên dù Điền Cơ có ngầm viết tấu sớ nói xấu ông ta cũng tự có võ tướng cấp cao hơn đứng ra nói đỡ.
Đương nhiên, nhưng quan viên văn võ này ngấm ngầm đấu đá bất hòa, nhưng bề ngoài vẫn tươi cười khách khí, cố kỵ nhau ba phần, nếu không cứ lên triều là đốp chát đối chọi nhau thì Kim Loan Điện sớm thành cái chợ rồi.
Trong Trịnh phủ, Trịnh Thắng ngồi ở thư phòng, xem thư do Trịnh Kiếm Thu sai hộ vệ mang về, nhíu mày trầm ngâm, trong thư nhi tử nói muốn kết giao với Đường Kính Chi, muốn ông giúp đỡ khuyên giải y bỏ lời thề không bước chân vào sĩ đồ.
Câu chuyện về Đường Kính Chi thì Trịnh Thắng cũng đã nghe, thỉnh cầu của nhi tử mặc dù không dễ làm, nhưng ông ta cũng thấy suy nghĩ của hắn có lý, một tài tử nức tiếng cả tài hoa lẫn bản lĩnh đều được kiểm nghiệm, còn trẻ tuổi như thế, nếu như hồi tâm chuyển ý, tương lai ắt sẽ tiền đồ vô hạn.
Hiện giờ nhân lúc y còn chưa phát tích, khuyên nhủ một phen, lập quan hệ tốt, tương lai sẽ có hỗ trợ lớn cho sĩ đồ của nhi tử, đương nhiên nếu Đường Kính Chi cứng đầu cố chấp không chịu đổi ý với Trịnh gia mà nói cũng chẳng tổn thất gì.
Làm ăn không vốn lại có thể lời cao, tội gì không làm?
"Nhưng mà khuyên thế nào đây?" Chậm rãi đặt thư xuống, Trịnh Thắng vuốt chòm râu đen, rơi vào trầm tư.
Đợi đội xe của Đường Kính Chi tới Kiên Thành thì đã là giờ Thân ( 15 - 17 h),
Trịnh Kiếm Thu vốn định mời Đường Kính Chi trực tiếp tới phủ, nhưng Đường Kính Chi suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu cự tuyệt, y vừa mới đi nửa ngày đường, người mồ hôi mồ kê, bụi đất nhớp nháp, sao có thể tới thẳng phủ tướng quân làm khách.
Ở Kiên Thành, Đường gia ngoại từ cũng có không ít cửa hiệu còn có một trạch viện tương đối lới, thương ngày chẳng có ai ở, chỉ có một quản gia cùng mưới hạ nhân ở đó quét dọn, sửa sang hoa cỏ trong viện, Đường Kính Chi và Trịnh Kiếm Thu tạm biệt ở giữa đường, ước hẹn tới tối đến Trịnh phủ làm khách, rồi đến trạch viện đó.
Viện lạc này tuy không xa hoa rộng lớn như đại viện Đường gia ở Lạc thành, nhưng luận về ý cảnh sự thân thiện nơi này hơn một chút, Đường Kính Chi bước cổng cảm giác như đi vào một lâm viên, men theo con đường rải đá cuội màu trắng, xuyên qua khu rừng trúc nhỏ thấy được những căn gác nhỏ mái ngói đỏ thấp thoáng xung quanh, trúc xanh đua đưa trong cơn gió vi vu, khung cảnh này làm thân thể đang mệt mỏi lập tức phấn chấn lên.
Quản gia cũng là quản sự các cửa hiệu của Đường gia tại Kiên Thành họ Lưu tên Sơn, đã được tin chủ tử tới Kiên Thành làm khách, hơn nữa còn nhận được một bức thư, bên trên dặn đem tin tức này truyền đi, để những kẻ ngầm nghe ngóng tin tức về Đường gia biết đem về truyền tới tai chủ tử của chúng.
Đường Kính Chi tới viện tử, quản gia Lưu Sơn đã sớm đứng ở cửa nghênh đón, đó là người trung niên trên 40, mặt mày đôn hậu, vì nơi này không mấy khi có chủ tử ở cho nên kiếm một quản gia thực thà quản lý là thích hợp nhất.
Đi vào tiểu viện, Đường Kính Chi và Ngọc Nhi ai nấy tự tìm phòng, rửa sạch bụi đất trên đường, thay một bộ y phục sạch sẽ, đáng lý mà nói hiện người có tư cách có chức phận hầu hạ Đường Kính Chi nhất là Ngọc Nhi, nhưng Ngọc Nhi chẳng có cái giác ngộ ấy, cứ việc ta ta làm.
Chi tiết nhỏ này lọt vào mắt Lưu Sơn, khiến ông ta lập tức có suy tính, nhất định vị di nương này được chủ tử đặc biệt sủng ái, cho nên mới không bắt nàng phải phục vụ do cũng đã đi đường mệt mỏi.
Thay y phục xong, Đường Kính Chi gọi Lưu Sơn tới thư phòng, trước tiên quan sát người quản sự mặc trường bào lam nhạt, sắc mặt cung kính này, rồi mới hỏi:
- Sáng nay ta đã giao cho hộ vệ đưa một lá thư cho ông, muốn ông đem chuyện ta tới Trịnh phủ làm khách truyền đi, ông có làm theo sai bảo không?
- Bẩm Nhị gia, nô tài sau khi nhận được tin đã sai hạ nhân đi làm rồi.
Lưu Sơn khom người thi lễ rồi mới đáp.
- Ừm, làm là tốt rồi.
Mặc dù Lưu Sơn là gia sinh tử của Đường gia, lòng trung thanh khá đáng tin, nhưng hiện nay Đường gia đang bị người ta nhòm ngó, nên càng ít người biết thì càng tốt.
Vốn trước khi đi, Đường lão thái quân còn kiến nghị muons sau khi y vào thành, sẽ dẫn hộ vệ dạo vài vong quanh đường chính, tạo chút thanh thế, nhưng bị Đường Kính Chi phủ quyết, hiện đám người Điền Cơ còn chưa tra ra bọn họ đang ngầm giở trò, nếu như biểu hiện thái quá, để bọn chúng nghi ngờ thì không hay.
Hiện giờ đối phương tuy dùng những thủ đoạn hèn hạ vô sỉ, khiến chuyện làm ăn của Đường gia bị ảnh hưởng lớn, nhưng ít nhiều trong lòng vấn cố kỵ, không dám làm càn, nhưng nếu để bọn chúng biết Đường gia đã biết bọn chúng đang ngầm mưu đồ gia sản của Đường gia, chỉ e bọn chúng sẽ không còn cố kỵ gì nữa.
Tới khi đó tình cảnh của Đường gia sẽ càng trở nên tồi tệ.
Nói chuyện với Lưu Sơn một hồi, hỏi thăm tình hình gần đây của Kiên Thành, trời dần tối, vì Ngọc Nhi thân phận chỉ là tiểu thiếp, không tiện theo Đường Kính Chi tới Trịnh phủ, y cho phép nàng có thể tùy ý ra ngoài chơi giải khây, sau đó dẫn hơn mười hạ nhân mang lễ vật đã chọn sẵn, cùng với sáu bộ vệ, tới thẳng phủ Tuyên Uy tướng quân.
Vì Đường gia cứu Trịnh Kiếm Thu một mạng, hơn nữa Trịnh Kiếm Thu lại còn có ý định kết giao với Đường Kính Chi, cho nên khi đám Đường Kính Chi tới cửa Trịnh phủ, sớm đã có người nghênh tiếp, hiện giờ trời đã sắp tối rồi, nhưng trên đường vẫn còn người qua kẻ lại, hộ vệ phát hiện có mấy kẻ có hành vi khác thường, có lẽ theo dõi bọn họ, Đường Kính Chi khẽ gật đầu, không cần hỏi cũng biết là người của Điền Cơ.
Đường Kính Chi còn lo đám Điền Cơ không biết Trinh gia và Đường gia có "giao tình sâu sắc" ấy chứ, dù sao có thể khiến người của Trịnh phủ mở đại môn ra nghênh tiếp thực sự không phải là nhiều.
Chỉ riêng điều này đủ để Điền Cơ muốn ra tay cũng phải cố kỵ vài phần rồi.
Người trung niên đứng ở đại môn Trịnh phủ, phụ trách tiếp đãi Đường Kính Chi là Trịnh Giang, đại quản gia của Trịn Phủ, người này từ xa thấy Đường Kính Chi khắc trường bào sang trọng, dáng vẻ quân tử lỗi lạc, dẫn nhiều người tới thẳng Trịnh phủ, tướng mạo giống như chủ tử miêu tả, vội đi nhanh tới:
- Dám hỏi công tử có phải là Đường nhị gia?
- Chính là tại hạ!
Mặc dù đối phương là một nô tài, nhưng Đường Kính Chi vẫn khom lưng ôm quyền hành lễ, nô tài cũng có thân phận địa vị khác nhau, như Bàng Lộc và Từ Phúc của Đường gia, không thể tùy tiện xem thường.
Trịnh Giang vội vàng dùng đại lễ đáp trả:
- Đường nhị gia đừng như thế, nô tài đến tổn thọ mất, tướng quân nhà nô tài đã chờ đợi ở đại sảnh lâu rồi.
Đường Kính Chi khách khí vài câu, rồi do Trịnh Giang dẫn đường, đi vào Trịnh gia đại viện.