Chương 85: Tác động của năng lượng đặc thù

Chương 85 : Tác động của năng lượng đặc thù

_Bây giờ chúng ta sẽ qua kiến thức mới, tác dụng của năng lượng đặc thù.

Vương Lang rất thông minh, trí nhớ cũng tốt, phần lý thuyết vừa rồi hắn đã nắm rất rõ. Vương Lang nhanh chóng ấn vào nút yes. Hắn thật sự chờ mong tới giờ luyện tập giới hạn, để có thể tự tay làm các thí nghiệm đó.

_ Ta cũng sẽ bắt đầu bằng một thí nghiệm như lần trước, đầu tiên sẽ là tác động của năng lượng cơ bản - tinh thuần đến vật chất và sinh vật.

_ Đây là tia năng lượng tinh thuần mật độ 10%. Trong môi trường bình thường, mật độ sóng năng lượng tinh thuần trung bình chiếm 0.5% so với tổng thể tích của không gian. Ta sẽ bắt đầu thí nghiệm với vật chất vô cơ.

Giản viên ảo điều khiển một viên ngói vuông vức chắn ngang đường truyền của tia năng lượng tinh thuần. Để yên một lúc ,không có gì xảy ra.

_ Kết luận số một, ở mật độ 10% năng lượng tinh thuần không gây tác động đến viên ngói. Trò có thể xem các chỉ số thay đổi của vật thử nghiệm trên màn hình giao tiếp. Trong thí nghiệm vừa rồi, viên ngói không tăng nhiệt độ, không thay đổi cấu trúc. Sau đây ta sẽ tăng mật độ lên 1%. Tức tia năng lượng cơ bản hiện tại sẽ là 11%.

Mới đầu Vương Lang thấy cũng chẳng có gì khác biệt, một lúc sau thì màn hình giao tiếp báo nhiệt độ tại điểm tiếp xúc của viên ngói có tăng lên, nhìn bằng mắt thường thì thấy viên ngói hơi sậm màu một chút.

_ Khi mật độ năng lượng cơ bản vượt qua 10% thì bắt đầu có tác động lên viên ngói. Sau đây ta sẽ liên tục tăng mật độ của tia năng lượng lên, tốc độ là 2% mỗi phút. Yêu cầu trò quan sát kĩ .

Theo thời gian trôi qua, nhiệt độ của viên ngói ngày một tăng, khi thời gian qua năm phút, tức tia năng lượng cơ bản đã đạt mức 20% thì điểm tiếp của viên ngói vỡ vụng, phần xung quanh xuất hiện nhiều vết nứt.

_ Chắc trò đã nhìn rõ, sau đây là kết luận số hai của thí nghiệm vừa rồi, mật độ tia năng lượng càng tăng, thì tác động đến viên ngói càng lớn. Khi mật độ đạt đến mức 20% thì cấu trúc của viên ngói bị phá vỡ.

_ Ta sẽ nhận định mức 20% đó là điểm giới hạn của viên ngói, khi đạt hoặc vượt qua điểm giới hạn, viên ngói sẽ mất đi cấu trúc ban đầu. Sau đây ta sẽ thay đổi viên ngói bằng vật chất vô cơ khác, thứ tự là, đồng nguyên chất, hắc thạch nguyên chất, bạch ngân thạch nguyên chất. Trò chú ý quan sát, kết hợp với các chỉ số trên màn hình giao tiếp. Rồi tự rút ra kết luận, điều này sẽ có trong bài kiểm tra hoàn thành.

Vương Lang rất nghiêm túc quan sát và so sánh với kết quả hiển thị, hắn rút ra kết luận về điểm giới hạn của ba vật chất đó theo thứ tự là 17% ,23% ,35%. Hắn cẩn thận ghi lại các thông số đó vào phần ghi chép trên màn hình giao tiếp.

_ Sau đây ta sẽ làm lại toàn bộ thí nghiệm, nhưng thay vào sẽ là sinh vật sống. Chỉ số hiển thị trên màn hình giao tiếp của trò chính thông số trung bình về nhịp sống của sinh vật.

_ Ta sẽ dùng bốn sinh vật trong cùng một chủng loại, nhưng có các bước tiến hóa khác nhau. Đó chính là chuột đồng bình thường, tinh thú hệ chuột cấp 5 suy thoái, tinh thú hệ chuột cấp 5 bình thường, tinh thú hệ chuột cấp 4.

_ Để đảm bảo việc tập trung quan sát của trò, hệ thống sẽ loại đi yếu tố cử động, phát ra âm thanh của sinh vật thí nghiệm. Chỉ dùng chỉ số nhịp sống để đưa ra kết quả. Trò có thể thay đổi quy định này khi tự thí nghiệm trong giờ luyện tập giới hạn.

Vương Lang tiếp tục quan sát, điểm giới hạn hay mức mật độ năng lượng để chỉ số nhịp sống trở về 0 của bốn con chuột thí nghiệm đó lần lượt là 12%, 15 % ,20 % ,33%. Nếu như vượt qua điểm giới hạn mà tia sáng vẫn tiếp tục chiếu thì phần cơ thể của con chuột như bị nướng chính, chỉ là không có mùi hay khói phát ra, tiếp tục để lâu sẽ hóa thành bột mịn, bột màu xám trắng chứ không phải đen.

_ Điểm giới hạn của sinh vật sống bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mức tiến hóa của nó. Trong chương trình sơ cấp, trò chỉ được làm thí nghiệm từ mức tinh thú cấp bốn trở xuống. Sau đây sẽ là phần ghi nhớ từ thí nghiệm vừa rồi, sẽ có trong bài kiểm tra.

"+ Mật độ năng lượng tinh thuần từ 0% đến 10% được coi là an toàn, không gây tác động đến vật chất và sinh vật.

  • Điểm giới hạn là mức mật độ tập trung của năng lượng tinh thuần đủ để thay đổi cấu trúc tiểu vi của vật chất và sinh vật.

  • Sinh vật và vật chất khác nhau, sẽ có điểm giới hạn khác nhau.

  • Sự khác biệt đó phụ thuộc vào bản chất cấu tạo, sẽ được học trong học phần trung cấp. "

Nếu trò đã hoàn thành việc ghi chép, nhấn yes để qua phần thí nghiệm thứ hai của bài học : ...

_ Sau đây là thí nghiệm về tác động của năng lượng đặc thù. Để tạo hứng thú cho học viên, hệ thống cho phép học viên tùy ý chọn 1 trong 7 loại năng lượng đặc thù sau để bắt đầu thí nghiệm. Học viên có thể thực hiện với 6 loại năng lượng khác trong giờ luyện tập giới hạn. Dùng màn hình liên lạc để đưa ra lựa chọn.

Có bảy viên năng lượng cũng kích thước, nhưng khác màu sắc lơ lửng trước mặt Vương Lang. Vương Lang chọn viên năng lượng số ba, năng lượng đặc thù hệ phong. Có lẽ là vì phong nguyên tố mà tế bào của hắn có thể hấp thu.

_ Học viên đã chọn năng lượng đặc thù hệ phong để làm thí nghiệm, bắt đầu qui trình đồng bộ.

_ Trước khi bắt đầu thí nghiệm ,có những thông tin thường thức về năng lượng đặc thù mà trò cần biết. Đây là kiến thức đã được tích hợp và nghiệm chứng, có thể xem sự chính xác của nó làm tiền đề để nghiên cứu về sau. Tuy nhiên, học viện khuyến khích học viên có những nghiên cứu riêng của mình, nhưng khi chưa được học viện công nhận, việc nghiên cứu phải tuân theo quy định về kỉ luật của học viện. Trò có thể đọc lại dưới dạng văn bản trong màn hình liên lạc.

  • Tia hoặc sóng năng lượng đặc thù phát ra, luôn tồn tại song song với năng lượng cơ bản - tinh thuần , được coi như vật dẫn.

  • Tỉ lệ của hai loại năng lượng phụ thuộc vào nguồn phát ra ( người, tinh thú, thiết bị cơ giới, nguyên liệu..) nhưng năng lượng đặc thù không thể có tỉ lệ cao hơn năng lượng cơ bản. Lấy tỉ lệ 1 / 1 là lớn nhất. Trong quá trình giảng dạy sẽ coi đó là tỉ lệ tia năng lượng đặc thù 100%. Tỉ lệ càng lớn coi như hiệu xuất càng cao.

  • Năng lượng đặc thù không tồn tại trong không gian tự nhiên, tức không thể hấp thụ năng lượng đặc thù từ tự nhiên.

  • Khi năng lượng đặc thù phát tán trong tự nhiên, theo thời gian nó sẽ trở thành năng lượng cơ bản - tinh thuần .

  • Năng lượng đặc thù tồn tại dưới dạng đã cô đọng, khi có đủ các điều kiện. Thường tìm thấy trong viên năng lượng, nguyên liệu, tinh hạch...đặc thù.

  • Năng lượng đặc thù khi được phát ra từ đặc thù sư, đặc thù giả, tinh thú đặc thù, thiết bị đặc thù ..được coi là năng lượng tiêu hao. Gọi là năng lượng hậu phát .Có thể dùng % để tính toán hiệu xuất.

  • Năng lượng đặc thù dưới dạng tích trữ gọi là năng lượng tiền phát, tỉ lệ mặc định là 100% . Tỉ lệ này chỉ dùng cục bộ, đối chiếu với năng lượng hậu phát từ sự tích trữ đó.

  • Sự luyện tập của học viên cơ bản là nâng mức % tỉ lệ của năng lượng hậu phát, càng gần với mức % tỉ lệ của năng lượng tiền phát thì càng tốt. Hiện vẫn chưa có cách xóa bỏ sự tiêu hao, để hai mức này bằng nhau. .... ......

  • Lưu ý quan trọng nhất, sự suy kiệt vùng chứa của các đặc thù sư, đặc thù giả là vô cùng nguy hiểm, có tỉ lệ dẫn đến tử vong cao. Nguyên nhân mặc định là nếu không có năng lượng cơ bản khống chế, việc chuyển hóa năng lượng đặc thù sẽ mất kiểm soát, bắt đầu cắn trả cơ thể.

  • Để có thể là đặc thù sư, phải khai mở được ít nhất 10 vòng sáng, trong mọi trường hợp, nên lưu lại 4 vòng để tránh việc bị cắn trả.

  • Tâm lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu xuất của năng lượng hậu phát. Học viện hy vọng các học viên chú ý rèn luyện tâm cảnh của mình. Theo lưu ý mới cập nhật từ bộ phận kỉ luật của học viện, nợ hoặc quỵt học phí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm cảnh của học viên, nên tìm cách khắc phục từ bây giờ. ..... .....

Nhấn yes để bắt đầu chương trình học.

Vương Lang tất nhiên sẽ không để tâm cảnh của mình xuất hiện lỗ hổng nghiêm trọng như thế, nếu có cơ hội, hắn sẽ nghiên cứu cách để hợp lý hóa việc xù học phí, việc khắc phục này không thể chậm trễ được.

_ Bắt đầu thí nghiệm, tác động của năng lượng đặc thù hệ phong đến vật chất.

_ Tia năng lượng sử dụng trong thí nghiệm sẽ có mật độ cố định 10%. Trong đó sự thay đổi thuộc về năng lượng hậu phát, sẽ bắt đầu ở mức 1%. Tức trong tia năng lượng hệ thống sử dụng ban đầu, sẽ có 1 phần 100 tia năng lượng đặc thù trong tổ hợp các tia phát ra.

_ Đầu tiên ta sẽ chiếu tia năng lượng cơ bản 10% vào viên ngói, sau đó thêm vào 1% tia năng lượng đặc thù hệ phong. Nội dung và các bước của thí nghiệm rất phức tạp, mong trò tập trung quan sát và theo dõi thông tin trên màn hình giao tiếp.

Sau khi thêm vào 1% tia năng lượng đặc thù hệ phong, Vương nhận thấy có sự biến đổi trên bề mặt viên ngói, rất nhỏ nhưng nếu tập trung vẫn còn thể nhìn thấy. Màn hình hiển thị cấu trúc của viên ngói có thay đổi, tăng đều theo thời gian.

_ Sau đây ta sẽ tiếp tục tăng tỉ lệ tia năng lượng đặc thù, tỉ lệ là 1% tăng thêm mỗi 2 phút.

Vương Lang thấy rõ có một vòng xoáy xuất hiện trên viên ngói, mỗi lúc một nhanh hơn và lan rộng hơn, khi tỉ lệ lên 5% thì cả viên ngói trở thành vòng xoáy đất cát nhão nhoẹt, đến mức 6% thì vòng xoáy không thể ổn định, đất cát văng ra, viên ngói xem như đã biến mất.

_ Khi có 6% tia năng lượng đặc thù, thêm vào 10% tia năng lượng cơ bản, thì viên ngói bị biến đổi đến mức cao nhất, gọi là điểm biến đổi.

_ Cách để tính điểm biến đổi rất phức tạp, mong trò ghi nhớ công thức qua ví dụ này. Sẽ có trong bài kiểm tra.

_ Theo mặt định tỉ lệ lớn nhất 100% , là 1 / 1. Tức một tia tiểu vi năng lượng đặc thù sẽ bắc buộc đi chung với 1 tia tiểu vi năng lượng cơ bản. Vậy để tạo thành con số 6% kia ,sẽ có 6 đặc thù và 6 tia cơ bản. Cộng với 10% tia cơ bản ban đầu tức có 10 tia cơ bản. Ta sẽ có tổng cộng 22 tia, trong đó có 6 tia đặc thù. Vậy tỉ lệ sẽ là 6/ 22. Làm tròn là 27%. Đây coi như điểm biến đổi của viên ngói khi ở mật độ năng lượng cơ bản 10%.

_ Lưu ý điểm biến đổi chỉ chính xác khi điểm giới hạn nằm ở mức cơ bản 10%. Đây là cách để tính hiệu xuất sử dụng của năng lượng hậu phát.

_ Trong thực tế, khi chiến đấu hoặc tạo tác động. Điểm giới hạn của năng lượng đặc thù có thể dao động từ 0% đến mức cao nhất của tỉ lệ 1/1 là 50 %. Khi đó ta lấy điểm biến đổi cơ bản, nhân với số phần trăm của điểm giới hạn. Sẽ ra tỉ lệ tia đặc thù cần dùng để tạo giới hạn biến đổi.

_ Ví dụ , điểm giới hạn đặc thù sư tạo ra là 47%. Ta lấy, 27 × 47% = 12,69 . làm tròn thành 13. Tức ở điểm giới hạn 47% . chỉ cần trong 100 tia phát ra có 13 tia đặc thù thù hệ phong. Thì sẽ tạo ra mức vòng xoáy lớn nhất trên viên ngói, bỏ qua sự phá hủy của năng lượng tinh thuần khi vượt qua mốc 20% của viên ngói.

_ Nếu trò là cơ giới sĩ đặc thù, thông thường sẽ không quan tâm đến con số đó. Chỉ cần tạo ra điểm giới hạn lớn nhất, gần với mốc 50 %. Và nhiều tia năng lượng đặc thù nhất có thể. Lấy tỉ lệ 1 / 1. Là tỉ lệ vàng đã hướng tới. Ví dụ tia năng lượng trò phát ra, có 1000 tia tiểu vi năng lượng cơ bản và 999,999... tia tiểu vi năng lượng đặc thù thì tác động của trò sẽ là lớn nhất.

_ Nếu trò là cơ giới sư đặc thù, buộc phải quan tâm thật nhiều đến con số này. Nếu thiết bị trò tạo ra, có thể dùng 10 điểm thanh năng lượng tinh thuần, tạo ra nhỏ hơn gần nhất 5 điểm năng lượng đặc thù và 5 điểm năng lượng tinh thuần. Tức có sự hao phí nhỏ nhất. Thì phẩm chất của thiết bị sẽ càng cao.

_ Thí nghiệm và những công thức trên, chỉ dùng trên vật chất vô cơ, quan trọng khi chế tạo. Sau đây sẽ là thí nghiệm trên cơ thể sống. Thí nghiệm này chỉ có thể đưa ra kết luận chung, không có công thức hiệu quả hay chuẩn xác nhất.

_ Ta sẽ dùng bốn sinh vật trong cùng một chủng loại, nhưng có các bước tiến hóa khác nhau. Đó chính là chuột đồng bình thường, tinh thú hệ chuột cấp 5 suy thoái, tinh thú hệ chuột cấp 5 bình thường, tinh thú hệ chuột cấp 4.

Vương Lang nhận ra ở thí nghiệm này, ngay khi tia năng lượng đặc thù hệ phong 1% chiếu vào, điểm sự sống của các sinh vật đã bắt đầu tụt xuống. Phụ thuộc ở cả hai yếu tố, tỉ lệ % và thời gian chiếu. Nhưng cơ bản thì sinh vật càng tiến hóa cao thì mức chịu đựng càng tốt hơn.

_ Sau đây sẽ là phần ghi nhớ từ thí nghiệm vừa rồi, sẽ có trong bài kiểm tra. Lưu ý những gì trò đã quan sát được, có thể sẽ khác rất nhiều so với thực tế, để đạt hiệu quả tối ưu của bài học, học viên nên chọn thêm gói học phần yêu cầu nội dung chiến đấu của lĩnh vực cơ giới sĩ. Cũng như tự làm thêm các thí nghiệm khác trong giờ luyện tập giới hạn.

  • Năng lượng đặc thù không có điểm giới hạn. Dù ở mức thấp nhất ,năng lượng hậu phát vẫn có khả năng gây tác động đến vật chất và sinh vật.

  • Năng lượng đặc thù ở dạng tiền phát, dạng cô động, coi như là an toàn.

  • Cân bằng tia năng lượng đặc thù và tia năng lượng cơ bản phát ra, đạt gần đến tỉ lệ 1 / 1, là mục đích cơ bản của việc rèn luyện.

  • Việc học tập của cơ giới sư hệ đặc thù là khó khăn nhất, nếu học viên đạt cấp đại sư cấp s hệ đặc thù. Sẽ tác động được đến hệ thống ban đầu của học viện, được coi như nhà sáng lập mới. Học viện rất hoan nghênh và nhấn mạnh đến yếu tố tâm cảnh, khi đó học viên nên hướng tới sự xây dựng tích cực.

  • Việc học tập về năng lượng đặc thù, không nên diễn ra gói gọn, học viên nên tiếp nhận thêm các gói học phần yêu cầu.

_Nội dung bài học kết thúc, học viên nhấn yes để bắt đầu bài học mới : Năng lượng đặc thù của bạn là gì, và cách sử dụng.

Bonus :

Nhật ký lang thang.

Biển lênh đênh. Kiếp người sống trên biển cũng lênh đênh.

Bốn mươi năm trước, có những người lênh đênh trên biển, để đi tìm miền đất mới. Miền đất họ được có tự do.

Để có thể đến, dù chỉ là nơi trung chuyển, thì hành trình phải mất hàng tháng trời. Đó là họ may mắn. Không gặp phải cướp biển, hay cơn giận của biển.

Tôi không nói về những người thành công, vì câu chuyện đó buồn lắm, tận cùng của nước mắt là nụ cười, hay nụ cười ngập trong nước mắt, có khác gì nhau đâu.

Tôi không nói về những người thất bại, vì có gì đâu để nói. Sóng kể dùm họ rồi, sóng mang đi sự sống.

Tôi nói về những người mang họ đi, những người sống bám vào biển.

Họ bắt đầu hành trình hàng tháng trời, trên con thuyền nhỏ, chỉ mang theo lương thực cho vài ngày .

Vì thật sự họ chỉ mất vài ngày để quay về.

Chiếc thuyền nhỏ không còn hành khách.

Chiếc thuyền nhỏ chỉ còn hành trang.

Chiếc thuyền nhỏ có mái chèo còn vương màu đỏ.

Biển lênh đênh, kiếp người cũng lênh đênh.