Chương 15: Tôi được sư phụ đến nhà thu nhận

Chương 15: Tôi được sư phụ đến tận nhà thu nhận

Chung quy lại có những việc thuộc về duyên số, không thể cưỡng cầu chỉ có thể chấp nhận. Bởi vì ngoài chấp nhận ra, mọi sự giãy giụa của bạn cũng vô ích mà thôi.

Mà tôi chưa từng gặp ông thầy Nhẫn được mệnh danh là cao thủ à không là dược thủ làng Hòe này nên cũng không có quá nhiều kỳ vọng. Chẳng qua nghe chú Tín kể ông ấy có đôi tay thần kỳ chữa trị cho nhiều người nên kính trọng mà thôi chứ tôi không hề cưỡng cầu. Đúng lúc tôi đang miên man suy nghĩ thì bố tôi nói:

“Yến, ra ngoài chợ mua cho bố danh sách này. Đi nhanh về nhanh, có xe đạp mẹ con mới mang xuống bố để gốc cây lộc vừng đấy.”

Tôi cầm lấy tờ giấy của bố và tiền bố đưa nhét vào trong ruột tượng rồi chào mọi người ra chợ mua đồ. Gì mà gạo với muối, mấy vị thuốc cùng với chín đồng tiền bạc. Tôi mua xong dong xe ra cổng chợ, đang chuẩn bị lên xe đi thì ông cụ ăn xin gọi tôi lại:

“Cháu ơi!”

Ông đi từ ngõ bên phải ra. Nhưng lần này lại khiến tôi ngỡ ngàng. Bởi vì…đây không phải là ông cụ ăn xin. Nhìn ông lão này râu tóc trắng phơ, lông mày lông mi cũng trắng xóa. Quần áo tuy giản dị nhưng lại sạch sẽ, tay chống cây gậy gỗ cong queo đen bóng.

“Ông… Ông… Ông gọi cháu ạ?”

Ông cười hiền từ gật đầu. Gương mặt đỏ hồng phương phi đôn hậu của ông theo nét cười mà rực sáng. Nhìn ông tôi cảm thấy rất có thiện cảm.

“Ông… ông có việc gì không ạ?”

“Con có bằng lòng làm đệ tử của ta không?”

Tôi nghe xong cả người cứng đơ chưa biết phản ứng thế nào. Bởi vì trong đầu tôi đang có hàng trăm suy nghĩ xáo trộn với nhau. Rõ ràng giọng nói này là của ông cụ ăn xin mà tôi hay nói chuyện những ngày gần đây. Nhưng gương mặt của ông cụ trước mắt này hoàn toàn xa lạ, tôi chưa từng gặp. Tôi thấy ông đi gần lại tôi bỗng nhiên tôi lại tưởng như mình sắp bị bắt cóc. Tự nhiên lại có người gọi muốn nhận tôi làm đệ tử thì dù gương mặt ông có thiện cảm thế nào tôi cũng phải đề phòng. Bởi vì sau lưng ông có một người cao lớn lại bịt mặt nữa. Ở làng Hòe này đâu có ai ăn mặt kì dị như thế. Tôi leo lên xe chạy vọt đi.

“Không, con phải về nhà đây, bố mẹ con đang chờ con ngay ở kia.”

Tôi vội vàng nói muốn đi nhưng cái gậy của ông cụ đã mắc cái xe của tôi. Lên xe mà đạp không đi, tôi quay lại thấy người đàn ông to lớn kia đang giữ một đầu cố định cây gậy. Ông nhìn tôi cười hiền rồi bước tới.

“Con làm đệ tử của ta được không?”

“Con con…”

Lúc này tôi đã hoảng hốt trong lòng nhưng gương mặt vô cùng trấn tĩnh. Nhìn dòng người qua lại tôi cũng trấn định hơn. Trong đầu đang tìm câu trả lời.

“Nhưng… ông là ai, cháu không quen biết ông?”

Lúc này ông mới cười haha lớn tiếng nói:

“Ta là lão già ăn xin đầu đường xó chợ đây. Mỗi ngày đều cho ông nước mà không nhận ra ta.”

Tôi mở to mắt nhìn ông cụ, không tin vào mắt mình. Trên đời này làm gì có thuật ẩn thân hay biến hình. Rõ ràng là hai gương mặt khác nhau. Ông cụ nhìn biểu cảm trên mặt tôi biết tôi không tin. Ông đành lôi sấp tiền mà thi thoảng tôi lại cho ông vài đồng lẻ ra. Tôi nhìn là nhận ra. Nhưng mà tôi vẫn băn khoăn không hiểu tại sao. Nhưng dù ông có là ông cụ ăn xin đi chăng nữa tôi cũng không làm đệ tử của ông được. Tôi đâu có hiểu biết gì về ông.

“Nhưng mà, con, con có việc rồi. Con nói chuyện với ông sau nhé.”

Tôi cười hì hì rồi nhìn ông. Người đàn ông che mặt kia không giữ xe tôi nữa. Tôi chào ông rồi chạy xe một mạch về nhà. Trong lòng băn khoăn không biết có nên kể cho bố nghe không. Thế nhưng tôi chưa về nhà được bao lâu thì người đã tìm đến nơi. Ông cụ tự tìm đến tận nhà chú Tín.

Tôi còn chưa kịp kể hết chuyện cho bố nghe, chỉ mới nhắc đến cụ già ngoài chợ muốn nhận tôi làm đệ tử thì ông cụ đã đến cổng. Tôi ngạc nhiên không biết sao ông cụ lại biết nhà chú Tín tôi đang ở. Tôi nhìn ông rất bất ngờ nhưng không quên chào ông.

“Con chào ông. Quý hóa quá hôm nay lại được ông hạ cố quang lâm.”

Tôi thấy chú thím ra chào, chú Tín thấy ông thì rất mực lễ phép tôn trọng. Thím Hoài vỗ vào tay tôi thì thầm nói nhỏ:

“Đây chính là ông Nhẫn, thầy lang số một của làng mình.”

Tôi không thể miêu tả được cảm xúc lúc này của tôi là gì. Người mà bố con tôi mỗi chiều thường đi tìm kiếm cơ hội để gặp không ngờ lại là ông cụ già ăn xin tôi đem nước biếu mỗi sáng. Không ngờ rằng ông cụ còn tự chính mình muốn tôi làm đệ tử. Thế mà tôi không biết thân biết phận lại còn chạy về đây. Giờ thì xong rồi, cụ có tiếng như thế, được trọng vọng như thế, người ta mời ông thăm khám một lần còn không được mà tôi từ chối làm đệ tử của ông. Chắc chắn là tôi làm cụ tức giận, cụ đến để nói với mọi người, quả này thì tôi chết chắc rồi. Tôi không dám ngẩng mặt lên nhìn mọi người mà lấp sau lưng thím Hoài và mẹ tôi, cúi gằm xuống trốn tránh.

“Hahaha. Thằng Tín thế mà trông đã lớn thế này. Nhưng mà nhìn khí sắc sao lại u uất thế kia. Không giấu gì, ta đến nhà hôm nay là để tìm người.”

“Ông trêu con, nhưng mà ông tìm ai vậy ạ?”

“Ta tìm người làm đệ tử chân truyền.”

Mọi người nghe vậy cũng rất bất ngờ, nhìn nhau lắc lắc đầu không hiểu. Tôi ở đằng sau trái tim thấp thỏm cảm giác xong đời. Ông đi đến trước mặt tôi nói:

“Ta đến tìm con bé này. Đứa nhỏ này rất hợp mắt ta. Ta muốn hỏi nó có muốn làm đệ tử của ta không?”

Tôi không ngờ ông lại nói chuyện này giữ chốn đông người. Theo như bên ngoài kia chính là ông chủ tìm nhân viên, trường học đặc cách cho học sinh vậy. Có thể nói đây là một chuyện rất vinh dự. Thế nhưng tôi vừa nãy còn nghi ngờ ông cụ mà cụ vẫn tìm đến đây muốn tôi làm đệ tử. Tôi ngẩng mặt lên nhìn ông cười đôn hậu. Cả người ông tràn ra mùi thuốc thảo dược đặc trưng của những người sống lâu cùng dược liệu.

“Con… là con ạ?”

“Mau mau mời cụ vào bàn uống trà, dâng trà bái sư. Được cụ chính mình dạy chúng con cầu còn không được.”

Bố tôi nhanh chóng đáp lời rồi dẫn đường đưa ông tới bàn trà. Lúc này cô chú tôi cũng đầy đủ, thằng Hiếu cũng từ thành phố về với bố mẹ nó. Nó nhìn tôi nháy nháy mắt.

Mẹ tôi rót trà rồi đưa cho tôi, nói với tôi đây là thầy Nhẫn mà bố con tôi tìm để bái sư bấy lâu nay. Không biết vì lý do gì lại tới nhà mình để tìm con. Nên mẹ dặn tôi phải nói năng thận trọng. Tôi cầm lấy chén trà theo phép mà quỳ xuống nâng lên.

“Con xin bái sư!”

Ông Nhẫn cầm lấy tách trà, tôi cúi xuống dập đầu xuống đất như trong mấy bộ phim ngày bé có xem. Tuy mặt sát đất nhưng vẫn nghe thấy mọi người dường như đang nhịn cười, ông Nhẫn thì cười lớn lên haha. Dường như mọi người đều cảm nhận được sự căng thẳng và vụng về của tôi lúc này. Cô Lễ mới nói nho nhỏ bên cạnh tôi: Không cần dập đầu, chỉ cần kính lễ là được.

Tôi nóng bừng cả mặt cẩn thận nhìn lên. Mặt tôi lúc này chắc chắn phải đỏ như quả gấc chín, cảm giác như bề mặt da đang bốc hơi nước vì nóng. Thật sự ngại quá. Tôi đọc truyện xem phim đến nỗi bị lậm luôn rồi.

“Tốt lắm. Từ nay con sẽ theo ta học hành, phải chăm chỉ nghe không?”

“Vâng ạ.”

“Từ ngày kia, buổi sớm tám giờ phải theo ta học tập.”

Tôi nghĩ đến ông Phúc dạy tôi buổi sáng, không dám tự quyết định quay sang nhìn bố. Bố tôi như đọc được băn khoăn trong mắt tôi thay tôi trả lời:

“Con cảm ơn ông ạ!”

Tôi nghe bố nói cũng cúi xuống lễ phép cảm ơn ông. Ông Nhẫn uống cạn chén trà mà tôi dâng lên. Quay sang thím Hoài vẫy:

“Lại đây.”

Thím tôi vâng dạ đến gần, gương mặt như bừng sáng lên. Bởi vì nghe chú Tín nói ngày trước cũng muốn tìm ông Nhẫn nhưng tìm mãi vẫn không được, giờ đã tìm thấy ông rồi, có lẽ nào…

Ông Nhẫn bắt mạch cho thím tôi, sau đó không ngại mà nói ra vấn đề khó đậu thai của thím tôi. Thế nhưng tôi nghe thế nào cũng không thể hiểu nổi. Cái gì mà hư với trệ với khí uất gì đó. Tôi nghe mà rối não nhưng bố tôi thì mắt sáng lên còn chú Tín cả người như tràn đầy sức sống. Ông Nhẫn kê cho thím tôi ít thuốc nhưng quan trọng nhất là một vị thuốc tên là chi mẫu phải hái lúc còn sương sớm, giữ cả sương trên lá mới được. Chú tôi cẩn thận cất đơn thuốc đi đội ơn ông, xúc động đến mức như nước mắt sắp dâng lên. Ông Nhẫn vỗ vai chú rồi về, ông nhắn uống xong mười thang, năm ngày thì đến thăm lại bệnh.

Ông Nhẫn về rồi, mọi người lúc này mới nhìn tôi, ánh mắt kỳ quái. Sau đó mọi người dọn dẹp hết mọi bàn tính ngày mai dạm ngõ sang một bên, hỏi tôi vì sao quen được ông Nhẫn. Tôi thành thật kể lại chuyện ngày đầu tiên thấy ông cho đến chuyện mỗi sáng hỏi thăm ông mấy câu, mang nước cho ông. Lúc này chú Tín mới như bình tĩnh lại, mọi người hiểu ra được vấn đề. Thím nắm lấy tay tôi cảm động nước mắt không ngừng được mà chảy ra hai gò má trắng trẻo:

“Thím cảm ơn cháu, cảm ơn cháu. May mà nhờ phúc cháu, được ông Nhẫn chữa trị nhất định sẽ khỏi.”

Tôi lau nước mắt nói với thím:

“Không, cháu cảm ơn chú thím mọi người mới đúng. Thím nhất định sẽ nhanh có em bé thôi.”

Thím Hoài nhìn tôi gật đầu cười tươi, cười hạnh phúc đến nước mắt cũng chảy ra. Thằng Hiếu cũng cười tươi với tôi, trêu:

“Cuối cùng cũng có người nhận ra giá trị của chị rồi nhé.”

Tôi lườm nó. Giờ cơm trưa, mỗi người một việc, một tay một chân xuống bếp. Chị em phụ nữ hôm nay được cánh đàn ông gạt ra, đuổi đi chơi. Thực ra là các chú đang tạo điều kiện cho thím cháu mẹ con tôi nói chuyện dạy dỗ con cái trước khi về nhà chồng đây mà. Mẹ tôi, cô Lễ, thím Hoài, thím Chi và thím Liên cùng tôi đến cửa hàng bà Nga. Ngày mai dạm ngõ, cô Lễ với các thím đến để mua đồ. Còn tôi và mẹ với thím Hoài đến là để nhận đồ đặt may.

Bộ quần áo ngày dạm ngõ của tôi được thêu tỉ mỉ hình đôi công, ngụ ý may mắn cát tường. Nghe đâu quần áo cậu cả nhà họ Lý cũng chuyên được đặt ở đây. Nhìn màu hồng phấn nhã nhặn cùng với hình thêu tinh xảo đến tôi cũng thấy hoa mắt vì sự tinh tế của nó. Đôi công được thêu bằng màu trắng bạch kim. Mẹ tôi khen bà Nga tinh tế quá, chọn màu chỉ rất thích hợp với “hoàn cảnh” nhà tôi.

Nhà vừa có tang, còn chưa hết bốn chín ngày, nếu không phải là cưới cậu cả con ông Lý thì chắc chắn là bị cả cái làng này lên án. Nhưng vì dòng họ nhà tôi và nhà ông Lý đều là dòng họ lâu đời lại có tiếng được người trong làng trọng vọng nên không có kẻ nào nói ra nói vào. Hoặc có nói cũng bí mật trong chốn buồng the thủ thỉ. Mấy lời sau lưng thì chẳng ai quan tâm làm gì. Thế nhưng bà Nga làm mẫu áo này vừa đơn thuần nhưng cũng đủ trang trọng trong ngày cưới hỏi.

Bà Nga dẫn tôi vào thử váy áo. Tôi đi ra ngoài, mọi người nhìn tôi, không gian nhưng lắng đọng lại, giống như người ta bấm nút tạm dừng khi đang xem phim vậy. Bà Nga thấy mọi người như thế, lên tiếng:

“Thế nào, cô dâu mới có xinh đẹp không?”

Mọi người nghe vậy như hồi thần lại, khách trang đây cũng nhìn tôi tấm tắc thì thào, mắt sáng cả lên. Dù là phụ nữ cũng không khỏi liếc nhìn tôi thêm vài lần.

“Cháu gái cô đúng là thiên hương quốc sắc, chắc chắn là xinh đẹp nhất cái làng này.” - Cô Lễ thật lòng ngợi khen tôi.

“Nhìn làn da trắng sứ này đi, mặc bộ quần áo này lên đúng là trời sinh à không là bà Nga tỉ mỉ chu đáo làm riêng cho cháu. Quá tuyệt.”

Mấy thím cũng xúm lại nói, chỉ có mẹ tôi đứng ở một góc, hốc mắt đỏ lên, thế mà tôi lại thấy mẹ trộm lau nước mắt. Tôi giống như đọc được suy nghĩ của mẹ, chắc chắn là mẹ thương tôi, trái tim của mẹ khúc thịt của mẹ lại phải chịu uất ức chôn vùi cuộc sống ở cái làng này. Tuy là thế nhưng tôi không đánh động mẹ, cố tình như không biết gì. Mẹ tôi cũng nhanh chóng bình tĩnh trở lại, ra nhìn tôi gật gật đầu cười, miệng hồng răng trắng cười rất tươi nhưng ánh mắt mẹ buồn vô tận. Thím Liên ôm lấy eo mẹ tôi thì thầm nho nhỏ.

Là một người mẹ chắc chắn ai cũng hiểu tâm trạng của mẹ tôi lúc này. Ở làng này lâu rồi, tôi cũng nghe nhiều về cậu cả họ Lý. Cậu sinh ra yếu ớt bệnh tật, một ngày tưởng như sắp chết, cả nhà chỉ đợi cậu tắt thở rồi đem hạ táng thì có một thần y đi qua. Ông ấy cứu sống cậu, từ đó cậu khỏe mạnh, lớn nhanh thế nhưng lại không biết nói. Lên tám tuổi cũng không nói gì. Ngay cả ngày mà mẹ cậu mất cậu cũng không khóc không đòi gì hết. Mọi người đều nói cậu bị thiểu năng. Cho đến một ngày, cậu bị ngã xuống ao bèo, từ đó bất tỉnh, sống như người thực vật. Ăn uống đều phải vắt lấy nước, nghiền thành bột nấu nước cho cậu ăn.

Vì là nhà họ Lý giàu có, tốn rất nhiều dược liệu quý hiếm, đồ bổ muôn nơi mới giữ cậu sống được đến giờ. Người ta còn đồn rằng, nhà ông Lý có ba bốn đứa con trai thì coi như mất hai người. Một người là cậu cả sống như chết. Một người là cậu hai mất từ khi mới sinh. Còn có người nói vì bát tự của cậu cả họ Lý là thiên mệnh trời sinh, giúp gia tộc phát đạt thế nên ông Lý nhất quyết phải giữ cậu lại. Mặc cho cậu có bệnh tật thế nào cũng trăm phương nghìn kế để giữ cậu lại.

Lại có lời đồn rằng từ ngày cậu được sinh ra, họ Lý trong làng ngày càng làm ăn phát đạt, làm chuyện gì cũng thuận buồm xuôi gió. Ông Lý lại là người am hiểu huyền học tử vi, tất nhiên ông biết vận mạng con trai mình chính là đứa con quý. Chỉ có điều ông không thể hiểu được, vốn đáng nhẽ đứa con này sức khỏe trí tuệ đều thông minh hơn người nhưng tại sao lại bị bệnh thế này. Từ đó ông không còn theo con đường huyền học nữa. Bởi vì tục truyền rằng những gia đình huyền học sẽ có những người gọi là kẻ gánh tội. Tức là người đó sinh ra là để gánh tội tiết lộ thiên cơ mà những người làm huyền học phải chịu.

Ông Lý Quan chắc là đau khổ lắm, chỉ khi nào có vụ gì đặc biệt khó trong làng ông mới ra tay giúp đỡ. Ông đã rửa tay gác kiếm, chăm làm phúc đức để cầu nguyện cho đứa con trai này.