Chương 3: Chương 03 - Chap 01

Avila êm ả nhẹ nhàng tựa tuyết rơi; mềm mại, dịu dàng như làn gió hạ thì thầm; lặng lẽ như sao sa.

Tu viện dòng Cistercian nằm bên ngoài thị trấn Avila có thành lũy bao quanh.

Thị trấn nằm ở vị trí cao nhất của Tây Ban Nha, cách Madrid về phía Tây Bắc một trăm mười hai cây số. Tu viện được xây dựng dành cho sự tĩnh lặng.

Luật lệ ở đây được áp đặt từ năm 1601 và không hề thay đổi qua hàng thế kỷ:

nghi thức tế lễ, sự khắc khổ về tinh thần, sự kín đáo khắc nghiệt, sự tự hành tội và sự im lặng. Luôn luôn là im lặng.

Tu viện gồm một khu nhà đá sù sì bốn bề khép kín. Nhà thờ là khu kín nhất nằm ở giữa, xung quanh tòa trung tâm này, qua các ô lỗ cửa sổ, ánh sáng đổ lên những phiến đá lớn lát sàn. Tu viện có bốn chục nữ tu sĩ cầu nguyện trong nhà thờ và sống luôn ở nhà tu.

Tu viện tại Avlia là một trong số bảy tu viện còn sót lại ở Tây Ban Nha trong khi hàng trăm tu viện khác đã bị hủy hoại trong phong trào chống giáo hội xảy ra theo chu kỳ trên đất nước Tây Ban Nha kéo dài hàng thế kỷ.

Tu viện dòng Cistercian dành cho những người trọn đời vào đây cầu nguyện.

Nơi đây không có khái niệm mùa và thời gian. Những người đã bước chân vào đây thì mãi mãi tách biệt với thế giới bên ngoài. Cuộc sống ở Cistercian là tu hành và sám hối. Kinh Thánh được đọc thuộc lòng hàng ngày, sự giam mình là tuyệt đối và vĩnh hằng.

Tất cả các sơ đều ăn mặc giống nhau. Quần áo của họ cũng như mọi thứ khác tròng tu viện đều mang dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng qua nhiều thế kỷ.

Chiếc áo choàng ngoài không tay có mũ liền - tượng trưng cho sự ngây thơ và trong trắng. Chiếc áo thêu bằng lanh biểu trưng cho sự từ bỏ mọi hấp dẫn của thế gian và sự hành xác. Cái áo khoác vai được ghép bằng những mảnh vải len rộng xõa xuống người nói lên sự tự nguyện lao động. Chiếc khăn choàng bằng lanh trùm đầu vòng qua cằm che kín hai bên má và cổ là sự hoàn thiện của bộ đồng phục.

Bên trong những bức tường của tu viện là hệ thống đường đi lại và cầu thang nối liền phòng ăn với phòng chung, các phòng nhỏ và phòng làm lễ, và chỗ nào cũng bao trùm một cảm giác rộng rãi, sạch sẽ mà lạnh lẽo. Những cửa sổ mắt cáo hướng ra một khu vườn có tường cao bao quanh. Các cửa sổ đều có chấn song sắt và đều vượt quá tầm nhìn để tránh những sự hấp dẫn từ bên ngoài.

Phòng ăn dài và sơ sài, màn che ô các cửa sổ đều rủ và cửa chớp đóng lại.

Những giàn nến đặt trên các chân nến cổ in bóng trên trần nhà và các bức tường. Suốt bốn trăm năm không một thứ gì bên trong những bức tường thay đổi, trừ những khuôn mặt. Các sơ đều không có tài sản riêng, vì họ khao khát được nghèo thi thố với sự nghèo khổ của Đấng cứu thế. Ngay trong nhà thờ cũng trống trơn, trừ một cây thánh giá bằng vàng là món quà của một người giàu có vào giáo hội tặng từ xa xưa. Bởi nó quá xa lạ với trật tự khắc khổ ở đây, nên nó được giấu kín trong một chiếc hộp để ở nhà ăn. Một cây thánh giá bằng gỗ mộc mạc thay cho nó được treo ở bệ thờ.

Đám đàn bà chia sẻ cuộc đời với Chúa này sống chung, làm chung, ăn chung và cầu nguyện chung, mặc dù họ không bao giờ tiếp xúc, trò chuyện với nhau.

Ngoại lệ duy nhất được phép là khi họ cùng nghe, hoặc khi bà Nhất Bentina giáo huấn họ tại phòng của bà. Thậm chí ngay cả khi đó, một loại ngôn ngữ cổ bằng dấu hiệu cũng được sử dụng đến triệt để.

Bà Nhất Bentina là một phụ nữ sùng đạo ở tuổi bảy mươi với khuôn mặt rạng rỡ, luôn vui vẻ song đẩy nghị lực, một con người luôn tự hào về sự bình an cùng niềm vui của cuộc sống trong tu viện, và kiêu hãnh với cuộc đời hiến dâng cho Chúa. Hết mực thương yêu những nữ tu của mình, bà cảm thấy còn đau đớn hơn bản thân người bị trừng phạt mỗi khi phải thực hiện một hình phạt nào đó theo nguyên tắc.

Các nữ tu đi lại trong tu viện, mắt nhìn xuống đất, hai tay vòng lại sau lần áo trước ngực. Họ lướt qua nhau, không một lời hay một cử chỉ nhận biết. Tiếng nói duy nhất ở đây là tiếng chuông mà văn hào Pháp Victor Hugo gọi là “nghệ thuật opera của những tháp chuông”.

Các bà sơ tới đây do nhiều nguyên cớ và từ nhiều miền đất khác nhau. Họ xuất thân từ những gia đình quý tộc, nông dân, binh lính ...khi họ về đây là những người giàu, kẻ nghèo, có giáo dục hay dốt nát, tứ cố vô thân hay đầy tôi tớ, kẻ bần hàn hay được coi là quyền cao chức trọng, nhưng giờ đây tất cả đều là một trong con mắt của Chúa, cùng có chung một khát vọng được thành thân vĩnh viễn với Chúa Giêsu.

Điều kiện sống trong tu viện cực kỳ kham khổ. Mùa đông, cái lạnh như dao cắt và ánh sáng mờ ảo, lạnh lẽo thấm qua những khung cửa sổ xám xịt. Các nữ tu mặc nguyên quần áo ngủ trên nệm rơm, đắp tấm len thô ráp.

Mỗi tu sĩ ở riêng một phòng nhỏ, mà đồ đạc gồm chiếc nệm rơm, chiếc ghế lưng thẳng, cái hũ đất nhỏ và cái chậu lăn lóc ở một góc dưới đất. Không một tu sĩ nào được phép đặt chân vào phòng của người khác, trừ bà Nhất Bentina.

Không có bất cứ một hình thức giải trí nào. Chỉ làm việc và các lễ cầu nguyện, Có những phòng dành cho việc đan lát, đóng sách, dệt vải và làm bánh mỳ. Mỗi ngày có tám giờ cầu kinh:

Mantins, Lauds, Prime, Terce, Sext, None, Vespers, và Campline.

Ngoài những lễ này, còn các lễ cầu nguyện khác:

Kinh đọc trước bữa ăn, các bài Thánh ca và những bài Kinh khác.

Lễ Mantins được đọc vào lúc nửa thế giới còn ngủ say còn nửa kia chìm trong tội lỗi.

Lễ Lauds tiếp theo lễ Matins vào lúc mặt trời mọc, được coi là nghiệm diệu của thắng lợi vinh quang của Chúa.

Lễ Prime là lễ buổi sáng của nhà thờ, xin Chúa chúc phước ọi công việc trong ngày.

Lễ Terce được tiến hành vào chín giờ ba mươi, đọc lên để nén dục vọng của con người.

Lễ None được cầu nguyện hồi ba giờ chiều, vào lúc chúa Giêsu bị hành hình.

Lễ Vespers tiến hành vào buổi chiều của Hội thánh như lễ Lauds.

Lễ Compline là sự hoàn chỉnh những thời gian ngắn ngủi trong ngày, cũng có những hình thức của lễ cầu nguyện ban đêm. Một sự sửa soạn cho sự chết cũng như sự ngủ vào lúc tận cùng của ngày.

Ở một số dòng tu khác, hình phạt bằng roi đã được bãi bỏ, nhưng nó vẫn còn tồn tại ở các tu viện dòng Cistercian. Ít nhất mỗi tuần một lần, có khi hàng ngày, các nữ tu tự hành hạ thể xác mình bằng cái roi có sáu sợi dây xích điểm gai nhọn. Mỗi khi quất vào lưng, chân hay mông, nó gây ra những đau đớn đến tột độ. “Thân thể của Chúa bị hành hạ, nên thân thể của chúng ta phải được làm cho giống với thân thể bị tổn thương của Người.”.

Cuộc sống ở đây còn hà khắc hơn bất cứ nhà tù nào, ấy thế mà “tù nhân” lại cảm thấy hạnh phúc như họ chưa từng biết đến thế giới bên ngoài. Họ từ bỏ tình yêu xác thịt, của cải và sự tự do lựa chọn. Nhưng khi đoạn tuyệt với những cái đó, họ cũng đoạn tuyệt luôn cả những tham vọng và ganh đua, hằn thù và ghen ty, và tất cả những ham muốn, sự cám dỗ đầy rẫy ở thế giới bên ngoài. Bên trong tu viện luôn ngự trị một không khí bình yên và niềm vui khôn tả được hầu hạ bên Chúa. Sự bằng an mơ hồ ngự trị trong bốn bức tường của tu viện và trong trái tim của những người ở đây.

Nếu tu viện này là nhà. tù thì đó phải là nhà tù trên thiên đường của Chúa, với sự nhận biết về cõi vĩnh hằng, một hạnh phúc dành cho những người đã tự nguyện tới đó và ở lại đó.

Sơ Lucia thức giấc khi hồi chuông vang lên trong thư viện. Cô giật mình mở mắt, có cảm giác mất phương hướng trong giây lát. Gian phòng nhỏ của cô chìm trong bóng tối ảm đạm, tiếng chuông báo hiệu cho cô biết lúc đó là ba giờ sáng, là giờ lễ cầu Kinh đêm trong lúc thế giới bên ngoài còn chìm trong bóng tối.

“Khỉ gió! Cái trò nhàm chán này sẽ giết mình mất”. Sơ Lucia nghĩ.

Lucia nằm co ro trong chiếc giường nhỏ, thêm đến tuyệt vọng một điếu thuốc lá. Cô uể oải lết khỏi giường. Bộ đồ nặng nề phải mặc vào người cả lúc đi ngủ như tấm giấy ráp cọ sát vào làn da nhạy cảm của cô. Lucia nhớ đến những bộ cánh kiểu cách treo trong phòng của mình ở Roma hay trong biệt thự ở Gstaad.

Sơ Lucia có thể nghe thấy những tiếng loạt xoạt bên ngoài phòng, khi các nữ tu tập trung lại. Cô uể oải dọn giường rồi bước ra hành lang, nơi các tu đã sắp xếp thành hàng, im lặng, mắt cắm xuống, bắt đầu chầm chậm đi về phía nhà thờ.

Trông cứ như một bầy chim cánh cụt ngốc nghếch. Sơ Lucla nghĩ. Vì sao những người đàn bà này dám từ bỏ cuộc sống của mình, từ bỏ tình ái, từ bỏ ăn ngon mặc đẹp? Thiếu những thử đó, còn có lý do gì để mà sống? Những luật lệ chết tiệt!

Khi sơ Lucia nhập tu viện, bà Nhất Bentina nói với cô:

– Con nhớ khi đi phải cúi đầu xuống. Tay phải gấp lại dưới áo. Bước ngắn, đi chậm. Con không bao giờ được nhìn bất cứ sơ nào, thậm chí cả liếc nữa. Con không được nói. Tai con chỉ được phép nghe những lời của Chúa.

– Vâng, thưa Mẹ.

Tháng ấy, Lucia làm đúng như vậy.

– Mọi người tới đây không phải để cùng sống với những người khác, mà chỉ để chung sống với Đức Chúa. Sự cô đơn tinh thần là điều quan trọng nhất cho sự hòa nhập với Chúa. Nó được các quy tắc giữ im lặng bảo vệ.

– Vâng, thưa Mẹ.

– Con phải luôn giữ ắt im lặng. Nhìn vào mắt người khác sẽ làm con phân tán bởi những sự tưởng tượng vô ích.

– Vâng, thưa Mẹ.

Bài học đầu tiên của con là tẩy trừ những thói quen cũ và những sở thích trần tục, xóa bỏ mọi hình ảnh của quá khứ. Con sẽ phải làm lễ tẩy uế và hành xác để gột bỏ tính ích kỷ và sự bướng bỉnh. Như thế vẫn chưa đủ cho chúng ta ăn năn về những tội lỗi của mình trong quá khứ. Một khi thấy được cái đẹp và lòng thánh thiện vô bờ bến của Chúa, chúng ta sẽ không chỉ muốn ăn năn cho những tội lỗi của mình, mà còn cho bất cứ tội lỗi nào của người khác." – Vâng, thưa Mẹ, cơn xin hứa.

– Con phải đấu tranh với lòng tà dâm, điều mà John of the Cross gọi là đêm đen của những cảm giác.

– Vâng, thưa Mẹ khả kính.

Mỗi tu sĩ phải sống trong sự im lặng và cô đơn như mình đã ở trên Thiên đường. Trong sự im lặng của thiêng liêng, thanh khiết mà mình hằng khao khát, người tu sĩ có thể đến được với sự yên tĩnh vĩnh hằng, và đến được với Chúa.

Đến cuối tháng thứ nhất Lucia có cơ hội thực hiện lời hứa ban đầu của mình.

Tròn một tháng bước chân vào tu viện, mái tóc cơ bị xén như lông cừu. Bà nhất trưởng tu viện đích thân hành sự. Bà gọi Lucia lên phòng của mình và ra hiệu cô ngồi xuống ghế. Bà bước ra phía sau và trước khi Lucia kịp nhận biết chuyện gì xảy ra thì cô đã thấy những lọn tóc óng ả của mình rơi lả tả. Cô định phản kháng, nhưng bỗng cảm nhận được rằng sự việc đang diễn ra chỉ hoàn thiện thêm cái vỏ bọc của mình. Tốt thôi! Sau này mình muốn để nó mọc lại lúc nào chả được. Lucia nghĩ. Còn bây giờ mình sắp như con gà bị vặt trụi lông đây.

Trở về với gian phòng chật chội được phân, cô nghĩ:

chỗ này là cái hang rắn chứ phòng gì. Sàn gồm những tấm gỗ trống trơn. Cái nệm rơm và chiếc ghế dựa khô cứng chiếm hầu hết diện tích. Cô thèm khát được có một tờ báo. Ở đây họ chẳng bao giờ được biết đến báo chí, họ quên đi cả rađio lẫn tivi. Không có bất cứ một mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài. Cô nghĩ.

Nhưng cái làm cho Lucia khó chịu nhất là cái yên lặng không bình thường.

Sự giao tiếp duy nhất là bằng dấu hiệu của bàn tay. Riêng học thuộc những ký hiệu này đã suýt làm Lucia phát điên. Khi cần cái chổi, cô được dạy là bàn tay phải xòe ra, và đưa từ phải sang trái như đang quét.

Khi không hài lòng về việc gì, bà Nhất thường làm động tác chụm đầu hai ngón tay lại với nhau ba lần ở phía trước ngực, còn các ngón kia gập lại. Lúc nào Lucia tỏ ra làm việc lề mề, bà đặt lòng tay phải lên tay trái của mình. Còn để quở mắng Lucia, bà dùng cả năm ngón tay vuốt từ trên xuống dưới má mình, ở chỗ gần tai phải.

Ôi, lạy Chúa, trông cứ như bà ấy gãi nốt bọ chét đốt.

Họ đã đi tới nhà thờ. Các tu sĩ cầu kinh trong im lặng, nhưng sơ Lucia thì đang nghĩ về những điều còn quan trọng hơn cả Chúa.

Một hai tháng sau bọn cảnh sát chán không lùng sục nữa, ta sẽ biến khỏi cái nhà thương điên này.

Sau những bài Kinh buổi sáng, sơ Lucia cùng những bà sơ khác vào phòng ăn. Cô lén lút phá bỏ luật lệ hàng ngày bằng việc nhìn trộm các khuôn mặt xung quanh. Đó là trò tiêu khiển duy nhất. Cô không thể hình dung làm sao sống cùng nhau mà lại có thể không biết được mặt nhau.

Cô ngắm nhìn các khuôn mặt một cách hết sức thích thú.

Một số nom có tuổi, một vài người còn trẻ, một số đẹp, lại có một số xấu tệ.

Có ba khuôn mặt đặc biệt gây cho Lucia thích thú. Thứ nhất là Theresa, người đàn bà tuổi trạc sáu mươi, không thể gọi là đẹp được nhưng lại toát lên sức mạnh tinh thần, tạo cho bà một sự hấp dẫn tự nhiên. Lúc nào trông cũng như người đang cười thầm, tưởng chừng bà cất giấu trong mình những bí mật tuyệt vời.

Một nữ tu khác Lucia cảm thấy hấp dẫn là sơ Graciela. Cô ta có khuôn mặt đẹp đến choáng ngợp ở độ tuổi ba mươi. Nước da màu ô liu, những đường nét thiên thần và cặp mắt thì như hai biển nước màu tro long lanh.

Cô này nhẽ ra phải là một minh tinh màn bạc mới đúng Lucia nghĩ. Cô ta gặp chuyện gì nhỉ Sao cô ta lại chôn vùi cuộc đời mình ở nơi lạnh lẽo này?

Nữ tu sĩ thứ ba khiến Lucia quan tâm là sơ Megan. Cặp mắt xanh, lông mi lông mày hoe vàng. Cô này ở cuối độ tuổi hai mươi, có dáng vẻ tươi tắn chân thật.

Cô ta làm gì ở đây nhỉ? Mà tất cả những người này có việc gì ở đây? Họ giam mình trong bốn bức tường, được thí ột gian phòng chật hẹp để ở, một ít thức ăn đã lên mùi với tám giờ cầu kinh, và lao động thì nặng nhọc. Còn giấc ngủ lại quá ngắn. Chắc họ mất trí, cả lũ điên mất rồi.

Cô may mắn hơn họ nhiều, bởi họ sẽ bị kẹt ở đây cho đến hết đời, trong khi cô thì biến khỏi đây chỉ trong một hay hai tháng nữa. Ba tháng cũng nên, Lucia nghĩ, đây là chỗ ẩn nấp tuyệt vời. Có họa là rồ thì mới đi tìm chỗ khác. Vài tháng sau, khi cảnh sát chán không lùng nữa, lúc đó mình sẽ rời khỏi nơi này và sẽ lấy được tiền ở Thụy Sĩ có khi mình sẽ viết một cuốn sách về cái nơi điên rồ này.

Vài hôm trước, sơ Lucia được bà Nhất sai vào văn phòng để tìm một thứ.

Và cô đã lợi dụng cơ hội để xem trộm mấy tập hồ sơ. Thật vô phúc, cô bị bắt quả tang.

Cô phải chịu hình phạt hành tội. Mẹ trưởng tu viện Bentina ra hiệu cho cô.

Sơ Lucia cúi đầu ngoan ngoãn làm hiệu. “Con xin vâng thưa Mẹ khả kính”.

Lucia quay về phòng mình và vài phút sau các nữ tu đi lại ngoài hành lang đều nghe thấy những tiếng động rợn người của chiếc roi vun vút liên hồi trong không khí. Họ không thể biết được sơ Lucia đang quất roi xuống giường.

Họ ngồi trong phòng ăn. Bốn mươi bà sơ ngồi bên hai dãy bàn dài. Các tu sĩ dòng Cistercian ăn chay hoàn toàn. Có thể có bữa thêm chút thịt cùng chất tươi lót dạ, một chén trà hoặc cà phê và vài lát bánh mì khô. Bữa chính là vào lúc mười một giờ, gồm một ít súp loãng, một ít rau, và thỉnh thoảng có một lát hoa quả.

Bà Nhất đã dạy Lucia. “Chúng ta đến đây không phải để sướng thân ta, mà để hài lòng Chúa”.

Đồ ăn thế này không đáng cho con mèo của ta ăn. Lucia nghĩ bụng. Mình ở đây đến hai tháng rồi và đám chắc mình đã sụt mất dăm ký là ít.

Dùng xong bữa sáng, hai nữ tu đem hai chiếc chậu rửa tớ hai đầu bàn và đặt ở đó. Các tù sĩ ngồi quanh bàn lần lượt chuyển những chiếc đã ăn của mình tới chỗ người tu sĩ có chiếc chậu rửa. Nữ tu sĩ này rửa từng chiếc, rồi lau khô, rồi trả nó về chủ. Nước trong chậu có vẻ sẫm màu hơn và nhờn hơn.

Thế mà họ sẽ sống thế này cả đời, sơ Lucia thấy gai cả người. Nhưng mình thắc mắc làm gì? Chui vào đây chẳng khác đi tù chung thân.

Và cô hướng tâm hồn bất tận của mình về một điếu thuốc lá. Cách đó năm trăm mét theo một con đường nhỏ, đại tá Ramon Acoca và hai chục người được chọn lựa kỹ càng của GOE - nhóm hành động đặc biệt - đang chuẩn bị tấn công tu viện.


Đại tá Roman Acoca có những thiên bẩm của người đi săn. Y say mê săn bắn, nhưng cái gây cho y cảm giác thỏa mãn tột độ là sự giết chóc.

Một lần y thổ lộ với người bạn. “Khi giết, tôi cảm thấy sung sướng đến cực điểm. Không cần biết đó là con hươu con thỏ hay con người. Cái cảm giác lấy đi cuộc sống của kẻ khác làm cho tôi cảm thấy mình có quyền lực vô hình như Đấng Chúa Trời”.

Acoca đã từng ở ngành tình báo quân sự và y nhanh chóng nổi tiếng là tài giỏi. Y can dảm, tàn nhẫn, thông minh và sự hòa trộn những đặc tính đó làm ột trong số trợ lý của đại tướng Franco chú ý đến.

Lúc đầu, khi tham gia đội quân của Franco, Acoca chỉ giữ chức trung úy, thế mà chưa đầy ba năm y đã leo lên tới chức đại tá, một kỳ tích chưa từng thấy. Y được tin cẩn giao cho phụ trách những người thuộc phái Falang và nhóm đặc biệt của y được sử dụng để khủng bố những người chống lại Franco.