Chương 5: TRẬN CHƯƠNG DƯƠNG - THĂNG LONG (5-6-1285)

Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần 2 (1285, Trận Chương Dương – Thăng Long có 1 vị trí to lớn. Đây là 1 trận then chốt quyết định thắng lợi của quân dân nhà Trần với quân xâm lược Mông - Nguyên ngay trên mảnh đất kinh thành Thăng Long. Diễn biến trận đấu cho thấy trình độ nghệ thuật quân sự của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 đã phát triển rất cao. Nổi bật nhất là nghệ thuật nắm thời cơ, chọn đúng thời cơ tổ chức trận phản công chiến lược, chiếm lại kinh thành Thăng Long. Đó là lúc đạo quân chủ lực của Thoát Hoan đang chiếm giữ kinh thành Thăng Long bị lâm vào tình thế khốn quẫn. Sau hơn 4 tháng ồ ạt tiến vào nước ta, quân Nguyên vẫn không thực hiện được ý đồ tiêu diệt quân chủ lực Đại Việt. Chúng cậy quân đông, muốn đánh lớn vài trận để nhanh chóng kết thúc chiến tranh nhưng không tài nào buộc được quân chủ lực nhà Trần nghênh chiến trực diện.

Quân Nguyên càng tiến sâu để tìm kiếm chủ lực ta, thì lại bị đánh ở sau lưng, ở 2 bên sườn và càng bị thương vong tổn thất nhiều. Kỵ binh, lực lượng thiên chiến của quân Nguyên, đã từng làm mưa, làm gió trên chiến trường các nước châu u, không thể phát huy sức mạnh trên chiến trường Đại Việt. Rốt cuộc là quân Nguyên rơi vào tình thế lúng túng, không biết đánh ta như thế nào. Thoát Hoan bị động, buộc phải phân tán quân, đóng ở các đồn nhỏ dọc sông Hồng từ Thăng Long, đến Thiên Trường, Trường Yên để đối phó với quân ta. Ý đồ hội quân với Toa Đô ở phía Nam không thực hiện được, nên đạo quân Thoát Hoan trở nên cô lập ở kinh thành Thăng Long Mặt khác, đạo quân của Thoát Hoan cũng đang khốn đốn do thiếu ăn, bởi vì, quân dân nhà Trần trước khi rút lui khỏi kinh thành Thăng Long đã kịp thời chuyên chở hoặc cất dấu hết lương thực, chỉ còn lại 1 tòa thành trống rỗng. Thoát Hoan cầu xin lương thảo từ bên nước sang, nhưng mọi ngả đường đều bị quân Trần bịt kín. Chúng mò ra khỏi thành đi cướp lương ăn, thì chỗ nào cũng bị chặn đánh. Đồng thời do không hợp thủy thổ, thời tiết nóng nực, nên quân Nguyên vốn đã mỏi mệt, đói ăn càng dễ ốm đau, mắc bệnh. Chúng đâm ta chán nản, không thiết đánh mà chỉ muốn trở về nước..

Thời cơ tiến công cụ thể cũng được chọn đúng lúc, vào lúc đại quân trần đã tiêu diệt được các cứ điểm của địch ở A Lỗ, Giang Khẩu, tây Kết – Hàm Tử… dọc theo sông hồng. Tuyến hành lang nối liền các đạo quân Nguyên từ Thăng Long đến Thiên Trường, Trường yên bị quân Đại Việt đập tan. Thừa thắng các đạo quân Trần nhanh chóng tiến về Chương Dương, Thăng Long. Đạo quân Thoát Hoan ở Thăng Long bị vây tứ phía, trở thành 1 đám cô quân, tiến thoái đều khó --

Toàn bộ tình hình trên cho thấy, Bộ thống soái nhà Trần đã biết giành thời cơ có lợi nhất để mở trận đánh Chương Dương – Thăng Long. Nhờ vậy quân ta đã nhanh chóng giành thắng lợi đẩy đạo quân Thoát Hoan vào thế đường cùng, buộc chúng phải tháo chạy về nước. Sau khi các đòn đánh chia cắt, cô lập của ta giành thắng lợi, theo mưu kế của Trần Hưng Đạo, quân ta dùng 1 lực lượng lớn bất ngờ tập kích Chương Dương như 1trận khêu ngòi tạo thế.

Chương Dương là 1 cứ điểm tiền tiêu, 1 là chắn bảo vệ phía nam Thăng Long, vừa là mặt xích quan trọng của tuyến phòng thủ nam sông Hồng, vừa là căn cứ đường thủy của địch. Để mất Chương Dương. Thăng Long bị uy hiếp và hoàn toàn cô lập. Thoát Hoan sẽ mất hết hy vọng hội quân với Toa Đô. Do đó, Thoát Hoan vội vã điều quân tinh nhuệ ra chiếm lại. Quân ta nhân cơ hội đó vừa dùng phục binh tiêu diệt quân cứu viện trên đoạn đường từ Thăng Long đến Chương Dương vừa thừa cơ Thăng Long sơ hở, bao vây vu hồi, đánh úp cơ quan đầu não của giặc.

Quân ta tổ chức thế trận đó đã đánh cho thế trận của địch tan vỡ, tinh thần binh sỹ hoàn toàn suy sụp mất hết tinh thần. Có thể hình dung trận này như sau:

- Đánh mạnh ở Chương Dương để nhử Thoát Hoan ở Thăng Long ra cứu viện. - Khi thoát Hoan dẫn quân ra cứu Chương Dương thì quân ta đánh tập kích, mai phục.

- Khi Thăng Long bỏ ngỏ quân ta do Phạm Ngũ Lão chỉ huy đánh vu hồi, thu phục lại kinh thành Thăng Long Qua trận chiến quyết định Chương Dương – Thăng Long chúng ta thấy nhà Trần đã vận dụng các hình thức chiến thuật tài tình kết hợp phục kích với công kích và tập kích nhằm 1 mục đích chính là tiêu diệt chủ lực địch, thu lại Thăng Long, giải phóng đất nước.

Dưới sự chỉ đạo tài tình của tướng lĩnh nhà Trần, chiến trận Chương Dương – Thăng Long còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm lớn. Đó là tổng hợp sức mạnh của toàn dân tổ chức đánh địch khắp nơi, mọi lúc, buộc địch phải tác chiến liên miên, thường xuyên lâm vào thế bị động. Ngoài quân chủ lực của triều đình, khắp các lộ, các hướng, các xã trong cả nước đều có quân địa phương, có hướng binh, dân binh. Nắm đúng thời cơ để phản công quyết liệt, tiêu diệt 1 lực lượng lớn quân địch mà Chương Dương – Thăng Long đã để lại cho nền nghệ thuật quân sự Việt nam như 1 sự kiện điển hình TRẬN TY KẾT (24-6-1285) Cùng với chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp, trận Tây Kết là 1 trong những chiến công oanh liệt của quân và dân Đại Việt, đã xóa sổ 1 đạo quân quan trọng của giặc Nguyên và góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Đây là 1 trận thủy bộ giáp chiến rất ác liệt, thể hiện trình độ chỉ huy cao và nghệ thuật quân sự tài giỏi của bộ chỉ huy quân đội nhà Trần Trước hết, đó là việc chọn thời cơ tổ chức trận đánh tiêu diệt đạo quân lớn của giặc Nguyên do Toa Đô cầm đầu. Đạo quân này được Hốt Tất Liệt cử đi chinh phục Chiêm Thành, rồi dùng đây làm căn cứ để bành trướng ra Đông Nam Á, trực tiếp chuẩn bị đánh Đại Việt bằng cuộc tiến công từ cả 2 phía bắc, nam. Nhưng đạo quân Toa Đô đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của Chiêm Thành.

Bị thiệt hại nặng nề, Toa Đô phải rút quân về phía bắc Chiêm Thành trong vùng Ô Lý, Việt lý (Quảng Trị, Thừa Thiên) và đóng lại ở đó chuẩn bị bàn đạp tiến công vào phía nam Đại Việt. Khi Hốt Tất Liệt phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 2, để thực hiện kế hoạch “2 gọng kìm”, bọn Toa Đô, Giảo Kỳ và Đường Ngột Đải dẫn quân từ bắc Chiêm Thành đánh ra phủ Bố Chính (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) rồi tiến ra NghệAn, Thanh Hóa.

Tuy có bị quân Đại Việt chặn đánh kịch liệt, nhưng quân Toa Đô giết hại nhiều binh lính và 1 số tướng Đại Việt như Đinh Xa, Nguyễn tất Thống, Chiêu Hiếu Vương, dại liêu Hộ… và ồ ạt tiến ra được Trường Yên. Kế đó nghe tin vua tôi nhà Trần rút vào Thanh Hóa, Toa Đô lại được lệnh dẫn quân đuổi theo. Để hỗ trợ cho đạo quân này, Thoát Hoan sai bọn Ô Mã Nhi đem 1.300 quân và 60 thuyền chiến vào phối hợp. Cho đến trước hè 1285, đạo quân Toa Đo là lực lượng quân sự mạnh đứng thứ 2 sau đạo quân Thoát Hoan, và thực sự giữ vai trò là 1 gọng kìm lợi hại trong cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Nguyên. Vì thế, bộ thống soái nhà Trần luôn chủ trương tránh giao chiến với đạo quân này. Thời điểm quyết định tổ chức trận đánh tiêu diệt đạo quân Toa Đô chỉ xuất hiện sau khi đạo quân Thoát Hoan, 1 trong 2 gọng kìm tiến công của địch bị quân ta đánh tơi bơi bời, tan tác và bụôc địch phải rút chạy về nước. Kế hoạch “2 gọng kìm” của địch hoàn toàn bị bẻ gãy, đã đặt đạo quân Toa Đô vào tình thế bị cô lập, lúng túng về chiến lược và suy sụp về sức chiến đấu. Nhờ biết rõ địch, phán đoán chính xác tình huống khi đạo quân Thoát Hoan bỏ chạy, bộ thống soái nhà Trần đã kịp thời nắm bắt thời cơ thuậ n lợi tổ chức trận đánh tiêu diệt đạo quân Toa Đô đạt hiệu quả cao.

Đồng thời với việc chọn đúng thời điểm để tiêu diệt đạo quân Toa Đo, không cho chúng chạy thoát, bộ thống soái nhà Trần đã chủ động triển khai thế trận đánh địch khi chúng đang vận động từ xa tới. 2 vua Trần được tin Toa Đô từ Thanh Hóa kéo quân ra Bắc vào ngày 11-6-1285. Đó cũng là lúc 2 vua đã chiếm lại và hoàn toàn làm chủ cùng Thiên Trường – Trường yên. Đồng thời ở phía bắc sông Hồng, đạo quân Thoát Hoan đang bị đạo quân do Trần Quốc Tuấn chỉ huy truy đuổi ráo riết. Tranh thủ thời gian, quân Trần tập trung lực lượng mọi mặt, bố trí sẵn sàng đón đánh địch theo kế hoạch như nhà vua dự tính: “Bọn giặc nhiều năm phải đi xa, lương thảo chuyên chở hàng vạn dăm, thế tất mỏi mệt. Lấy nhàn chống mệt, trước hãy làm chúng nhụt chí, thì ắt là đánh bại được chúng”. Thực tiễn cho thấy, đạo quân Toa Đô hành quân liên tục từ xa tới, vốn đã mệt mỏi, lại thiếu lương ăn, công thêm thời tiết nắng nóng của mùa hè, thêm phần kiết sức. Cho nên trong trận Tây Kết, quân và dân Đại Việt đánh địch trên thế mạnh, trên thế “lấy quân nhàn đánh quân mệt nhọc” và kẻ địch bị thất bại hoàn toàn.

Cũng trong trận đánh tiêu diệt đạo quân Toa Đô, bộ thống soái Trần đã biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với đánh địch bằng địch vận, tức là tiến công vào tinh thần chiến đấu của quân địch. 2 vua biết chắc chắn rằng, Toa Đô không nhận được lệnh của Thoát Hoan sai bọn chúng rút về Ô Lý để bảo toàn lực lượng. Việc Toa Đô dẫn quân ra bắc là nhằm hợp sức với đạo quân của Thoát Hoan để dễ bề tiến thoái. Vì thế, vua trần đã sai người nói cho Toa Đô biết chủ tướng Thoát Hoan của chúng đã bỏ chạy. Đó là 1 đòn giáng mạnh vào tinh thần của 1 đạo quân vốn đã mỏi mệt vì hành quân và tác chiến liên tục, khiến cho chúng càng thêm suy sụp, chẳng còn bụng dạ nào mà chiến đấu nữa. Vì thế, khi ta mở mở đòn tiến công vào đạo quân Toa Đô, thì đội quân Nguyên do Tổng quản Trương Hiển chỉ huy đã nhanh chóng đầu hàng tại trận. Đó là hiện tượng hiếm thấy trong quân đội Mông – Ngưyên vốn đánh đâu thắng đấy. Hiện tượng đó chứng tỏ trước những đòn tiến công dồn dập của ta có kết hợp địch vận đã làm cho đạo quân khổng lồ của địch sụp đổ về tinh thần và rã rời về tổ chức. Cho nên, chiến sự chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng thiệt hại của địch rất lớn, chủ tướng giặc bị chém đầu, hơn nửa lực lượng của chúng bị tiêu diệt.