Nguyễn Phong là sinh viên trường đại học Ngoại Thương, một trong những trường đại học danh giá nhất cả nước Việt Nam. Cũng như bao sinh viên khác, hắn có cả 1 tương lai tươi sáng đang chờ đón phía trước. Thế nhưng, hắn lại luôn cảm thấy tương lai của mình thật mờ mịt. Nói đúng hơn thì hắn thấy rằng mình khó hòa nhập được vào cuộc sống xô bồ hiện nay. Nguyễn Phong vốn là con cháu dòng họ Nguyễn, nói đặc biệt cũng không đặc biệt, bởi vì tuy cùng họ với vuơng triều cuối cùng của Việt Nam, nhưng dòng họ nhà hắn chưa từng có người làm vua, mà kể cả là làm quan lại bình thường, hắn cũng không quá rõ ràng. Nhưng gia đình hắn lại có truyền thống lưu giữ những nét đẹp cổ truyền của dân tộc, mà một trong những người đáng nhắc đến nhất trong gia đình hắn là ông nội của Nguyễn Phong – Nguyễn Tuân. Chính vì lẽ đó, ngay từ khi còn bé, Nguyễn Phong mỗi ngày đều được ông nội và cha hắn dạy những thứ mang đậm nét truyền thống Việt Nam, từ chơi cờ tướng, uống trà, cho đến cách ngâm thơ, và quan trọng nhất là thư pháp. Cha hắn từng nói, thư pháp là cái gốc của con người, nét chữ nết người, chữ viết thể hiện ra không chỉ là cái tài mà còn có cái tâm của người viết, bao gồm tính cách và nhân cách . Được hun đúc trong nền giáo dục mang đậm nét truyền thống từ ngày còn bé, Nguyễn Phong cũng từng có thời mơ ước sau này sẽ đỗ trạng nguyên, sẽ đi làm quan để lo việc thiên hạ, vì vậy hắn cũng rất chăm chỉ trong việc rèn luyện. Nhưng càng lớn, hắn mới càng nhận ra rằng cái thời đại mà ông và cha hắn thường kể đến đã thay đổi, đã mãi xa xôi. Trong cái xã hội hiện nay, người ta đặt nặng vấn đề tiền bạc hơn nhiều những thứ khác. Thư pháp có đẹp đến mấy thì cũng chỉ có thể bán chữ kiếm tiền, hoặc coi như một thú vui để luyện tập hàng ngày mà thôi; dù hắn thông thuộc lịch sử Việt Nam thì cũng chỉ có thể đi làm một nhà nghiên cứu sử, cả ngày chìm ngập trong sách vở, lương lậu ba cọc ba đồng khó mà khá hơn được…… Nguyễn Phong thi thoảng cũng nghĩ, hắn mà được sinh ra cách đây vài trăm năm, có lẽ hắn đã có thể đem tài năng của mình đi thi thố. Nhưng mộng tưởng thì vẫn là mộng tưởng, bởi hắn biết đó là chuyện không thể nào xảy ra. Gia đình Nguyễn Phong tuy không khá giả, nhưng nhà cửa cũng có thể coi là rộng rãi, có vài phòng thừa ra cho sinh viên thuê. Trong số sinh viên thuê nhà, hắn quen và chơi thân với một người bạn tên là Đạt. Tên Đạt này xét ra cũng là một thanh niên chăm chỉ, vượt khó, điều kiện gia đình tuy khó khăn nhưng hắn cũng thi được vào cùng một trường đại học nhưng Nguyễn Phong. Có lẽ vì cảm thông cho hoàn cảnh gia đình nhà Đạt, nên bố Nguyễn Phong cho hắn thuê phòng chỉ lấy 1 nửa giá. Cũng có lẽ vì cảm ân tình của nhà họ Nguyễn, nên Đạt khá thân với Nguyễn Phong. Mặc dù hai người bằng tuổi nhau, nhưng Đạt có vẻ già dặn hơn Nguyễn Phong rất nhiều, và thường hay giúp Nguyễn Phong gỡ rối một vài vấn đề tâm lý tình cảm của thanh niên. Hôm nay cũng như mọi hôm, Đạt đi làm them về là vừa lúc 6 giờ tối. Bình thường sinh viên thuê phòng đi làm thêm về cũng thường tự mình ra ngoài đi ăn, nhưng Đat thì không, bởi hắn ăn chung với gia đình Nguyễn Phong. Thực ra mà nói thì ngày đầu mới thuê phòng, hắn cũng thường đi ăn riêng ở ngoài, nhưng sau này cha mẹ Nguyễn Phong thấy hắn hoàn cảnh khó khăn, mà 2 đứa lại chơi thân, nên họ cũng coi Đạt như một nửa con trai, bảo hắn ăn cơm cùng gia đình. Mới đầu Đạt còn ngại, mấy lần định từ chối ý tốt nhưng cuối cùng vẫn đồng ý, vì hắn thấy nếu từ chối mãi thì cũng là bất kính với cha mẹ Nguyễn Phong. Hôm nay vừa về, Đạt đã nhìn thấy Phong ngẩn ra ngồi một mình trên cái ghế gỗ ngoài sân, Đạt tiến lên hỏi: “Hôm nay lại làm sao thế, không có việc gì làm, ngồi ngắm sao trời lại sinh ra tâm sự à? “. Phong cũng không buồn để ý đến câu hỏi của Đạt, chỉ ậm ừ đáp:” Mi về rồi à, vậy thì chuẩn bị đi, sắp ăn cơm rồi đấy “. Đạt thầm thấy kì lạ, chẳng lẽ tên này tương tư hay sao mà lại có vẻ lơ đãng thế, bèn hỏi lại: “Hôm nay mi chẳng nhẽ tương tư bạn nữ nào cùng lớp hay sao, có gì thì kể ra ta xem nào” Phong cũng chẳng giấu giếm mà gật đầu luôn, đáp: “Ừ, ta hôm nay mới giúp Ngọc Thanh cùng lớp viêt vài chữ thư pháp để nàng làm quà đem về nhà tặng cha. Hình như nàng cũng để ý ta thì phải, sau khi ta viết xong nàng cảm ơn rối rít, còn hẹn ta hôm nào cùng nàng về quê thăm cha nàng.” “Ta xem ngươi lại tự tác đa tình rồi, nàng mời ngươi về thăm cha nàng, quá nửa là muốn cảm ơn ngươi mà thôi. Mà ta nghe nói, cha nàng cũng là một thư pháp gia, thích sưu tầm thư pháp. Vì vậy nên Ngọc Thanh mới nhờ mi viết hộ mấy chữ. Bằng không mấy ngày tới được nghỉ lễ, mi cùng ta về Bắc Ninh thăm cha mẹ ta, tiện đường đi thăm Ngọc Thanh luôn. Nàng cũng là người Bắc Ninh đó.” “Vậy quá tốt, ngày kia là bắt đầu nghỉ rồi, ta và mi đi luôn nhé. Nói thật là ta cũng muốn về Bắc Ninh chơi 1 lần cho biết đất trạng nguyên. Cha mẹ ta nghe nói về quê ngươi chơi, chắc là đồng ý thôi”. Phong nghe được lời gợi ý của Đạt, tâm tình vui hơn hẳn, nào còn cái vẻ sầu khổ tương tư như vừa nãy. Đạt thấy vậy cũng chỉ còn cách cười mà thôi. Vừa lúc có tiếng của mẹ Phong gọi:” Hai đứa cùng vào ăn cơm đi, đến giờ cơm rồi đó”. Trong bữa cơm, Phong cũng có đề cập qua chuyện về quê Đạt chơi, đúng như hắn suy đoán, bố mẹ hắn quả nhiên là đồng ý cho hắn đi chơi. Nguyễn Phong được cha mẹ hắn đồng ý, cũng vui mừng, chỉ mong sớm qua ngày để còn đi chơi. Một phần là háo hức đi thăm thú Bắc Ninh, nơi được truyền là có nhiều trạng nguyên nhất trong lịch sử Việt Nam, phần khác là vì muốn giải nỗi tương tư trong lòng. Quả thật là một công đôi việc. Chỉ là Nguyễn Phong không thể biết rằng, vì quyết định này mà cả cuộc đời hắn hoàn toàn thay đổi.