- Trúc Diệp! Chào dượng đi con.
Nghe mẹ nói vậy. Trúc Diệp liền cúi gập người xuống chào:
- Con chào dượng!
Ông Phùng đi đến bế thốc Trúc Diệp lên. Khẽ khàng véo chiếc mũi nhỏ xinh của cô:
- Trúc Diệp ngoan quá. Sau này con sống ở đây nhé?
Nói xong ông khẽ đánh mắt sang phía bà Hoa mỉm cười. Bà Hoa cũng như hiểu ẩn ý của ông vội vàng cúi mặt xuống che đi niềm hạnh phúc. Hai người vừa mới tái giá, hôm nay là ngày đầu tiên mẹ con Trúc Diệp đến đây ở.
Khi nghe dượng nói như vậy, Trúc Diệp quay sang hỏi mẹ một cách hồn nhiên:
- Vậy chúng ta không về nhà nữa hả mẹ?
Bà Hoa vội bước đến xoa đầu con gái cười hiền hậu:
- Không. Chúng ta sẽ ở đây. Đây là nhà chúng ta.
Bà Hoa vừa nói xong thì có hai cậu nô nhau chạy xuống. Đây là hai đứa con sinh đôi của ông Phùng. Nhìn thoáng qua, chúng giống nhau như đúc. Hai cậu bé này rất dễ thương. Bà Hoa vội bước đến xoa đầu từng đứa nhỏ mỉm cười nói:
- Chắc các con là An Lâm và Nam Lâm nhỉ?
Một cậu bé đứng dậy cúi người xuống lễ phép:
- Con chào dì!
- Con ngoan quá. Thế còn con thì sao?
Cậu bé này nghe chừng rất ngang bướng. Không những không chào mà còn khoanh tay lại nói:
- Nếu cô đoán đúng tên của con thì con sẽ chào và gọi cô bằng mẹ.
Ông Phùng thấy con trẻ như thế thì không khỏi giận dữ. Vội quát:
- Nam Lâm! Không được vô lễ.
Nam Lâm vẫn lì mặt. Cậu chu môi lên nói:
- Không tính nữa. Bố con nói rồi.
Bà Hoa tuy có hơi thất vọng vì cậu bé này nhưng vẫn cười hiền hậu. Dù sao thì cậu bé cũng là con của chồng bà. Sau này nó cũng sẽ là con của bà. Vả lại, nó cũng là trẻ con, chưa hiểu biết gì, nếu bà chấp nhặt cậu bé thì hóa ra bà cũng chỉ bằng nó.
Bà Hoa đi về phía Trúc Diệp đang đứng kéo tay đứa con gái của mình đến trước mặt hai cậu bé cười nói:
- An Lâm, Nam Lâm. Đây là em Trúc Diệp. Các con cho em chơi cùng với nhé? Sau này Trúc Diệp sẽ là em gái của các con.
Cậu bé An Lâm vẫn lễ phép như vậy:
- Vâng ạ!
Còn Nam Lâm thì chạy đến xô ngã Trúc Diệp, hách dịch nói:
- Nó không phải em gái con.
Bà Hoa mặt mày tím ngắt. Nếu Trúc Diệp không thể hòa đồng với hai đứa trẻ này thì bà quả là có lỗi với cô bé. Vì bà mà Trúc Diệp phải chuyển đến sống ở một gia đình xa lạ thế này.
Ông Phùng nghe Nam Lâm nói thế vội vàng chạy đến đánh vào mông Nam Lâm mấy cái rồi quát:
- Sao con lại có thể vô lễ với mẹ Hoa như thế?
Nam Lâm bị đánh nhưng vẫn không khóc. Ngược lại cậu còn lì lợm hơn. Ánh mắt dần chuyển sang hằn học và nhìn sang phia bà Hoa. Vì bà ta và con nhỏ kia mà cậu bị đánh. Bọn họ là ai? Sao vừa xuất hiện trong nhà là bố đã đánh cậu? Nam Lâm chạy lên phòng. Trước khi đi cậu không quên nói:
- Mày không phải em gái tao.
Bà Hoa và ông Phùng chợt thở dài. Cũng may là vẫn con An Lâm. Cậu bé rất lễ phép và biết chừng mực. Vừa thấy Nam Lâm như vậy liền chạy đến nắm tay Trúc Diệp mỉm cười nói:
- Em bao nhiêu tuổi rồi?
Trúc Diệp bị nụ cười của cậu bé mê hoặc. Khoảnh khắc ấy, như ngàn cánh hoa bay trong gió, nhẹ nhàng và thật dịu dàng. Cô bé lặng người tận hưởng. Khẽ trả lời:
- Em 6 tuổi ạ!.
- Vậy Trúc Diệp kém anh 3 tuổi. Anh 9 tuổi rồi. Sau này chúng ta sẽ học cùng trường. Em đi học với anh nhé?
Trúc Diệp sao lại có thế từ chối được. Cô bé cười tươi trả lời:
- Vâng!
* * *
Từ đó, Trúc Diệp đã có thêm một gia đình mới. Cô khẽ khàng bước chân vào cuộc sống của gia đình đó. Hòa nhập chung một cuộc nói chuyện nào đó, một bữa ăn giản đơn nhưng lại tràn ngập tiếng cười, một trò chơi của An Lâm và Nam Lâm cho dù Nam Lâm lúc nào cũng luôn miệng đuổi cô ra và không cho cô chơi. Nhưng cái cô cần là sự quan tâm của An Lâm chứ không phải là Nam Lâm. Cô không cần hắn. Vì hắn cũng chẳng cần cô.
Một buổi chiều nọ. Khi Trúc Diệp và An Lâm cùng làm một cái ổ cho những chú chó con mới đẻ. Trúc Diệp đã mải mê ngắm nhìn An Lâm và cô bất giác hỏi rằng:
- Anh An Lâm! Sau này em có thể làm vợ anh không?
An Lâm khựng lại một lúc lâu rồi mỉm cười:
- Tất nhiên là được rồi.
Câu trả lời đó khiến Trúc Diệp rất vui. Cả ngày hôm đó cứ nghĩ về câu nói của An Lâm là cô lại cười vô thức. Mọi thứ như đều là niềm vui trước mặt Trúc Diệp. Ngay cả khi Nam Lâm quát tháo cô, cô cũng coi đó la một lời nói nhẹ nhàng.
Cuối cùng, chiếc ổ đó đã bị Nam Lâm cướp đi làm chỗ trú cho trò chơi đánh trận giả của cậu bé cùng những đứa trẻ con khác trong xóm. An Lâm và Trúc Diệp đành làm một cái khác cho những chú chó.
Nam Lâm là một cậu bé ngang ngược và nghịch ngợm. Lúc nào cũng không biết suy nghĩ, chỉ biết dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Trước mọi tình huống, Nam Lâm đều hời hợt và vô tâm. Chính vì vậy mà đám trẻ con trong xóm rất sợ cậu bé, lúc nào cũng phục tùng cậu như một vị vua nhỏ của xóm.
An Lâm thì hoàn toàn ngược lại với cậu em của mình, cậu bé rất hiền lành và lương thiện. Lúc nào cũng quan tâm đến người khác. Có khí chất thông minh ngay từ nhỏ. Rất chu đáo và khiến người khác yên tâm.
An Lâm và Nam Lâm như thế này thì có ai nói họ là anh em sinh đôi cơ chứ? Ngoài ngoại hình ra thì họ chẳng giống nhau lấy một điểm nào khác nữa cả.
Trúc Diệp, An Lâm và Nam Lâm học cùng trường. Nhưng ngày ngày chỉ có An Lâm và Trúc Diệp đi học cùng nhau. Còn Nam Lâm thì có hội đi cùng giống như một bọn du côn nhí nhố.
Tuy là vậy, nhưng Nam Lâm vẫn rất yêu quý anh trai của mình. Do phải để ý đến anh trai nên cậu phải để ý luôn cả Trúc Diệp. Nếu có ai động vào họ thì cậu phải ra tay cứu giúp như một vị anh hùng hào hiệp. Đương nhiên là mỗi lần có ai bắt nạt Trúc Diệp thì An Lâm cũng giải quyết xong trước khi Nam Lâm tới. Và cô nàng Trúc Diệp càng ngày càng dành nhiều tình cảm cho An Lâm.
Thời gian cứ thế trôi. Chẳng mấy chốc, Trúc Diệp đã lên lớp năm. An Lâm và Nam Lâm đã học lớp tám.
An Lâm càng lớn càng học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu mến hết mực. Cậu là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Được cử đi dự nhiều cuộc thi cao cấp khác nhau và tất nhiên, lần nào được cử đi, An Lâm đều mang giải thưởng về cho trường và còn cho chính mình.
Nam Lâm càng lớn càng ngỗ ngược. Cậu không màng đến học hành, nhưng kì thi nào cậu cũng vượt qua và lên lớp đều đặn. Thầy cô tuy biết Nam Lâm uy hiếp bạn bè để bạn cho nhìn bài nhưng họ cũng đành nhắm mắt bỏ qua. Vì anh trai cậu là một người rất xuất sắc. Chiếu cố cho cậu một chút cũng chẳng sao. Tuy nhiên, càng bao dung thì cậu ta lại càng chẳng coi ai ra gì. Lúc nào cũng dính đến mấy vụ đánh nhau đình đám trong và ngoài trường. Khiến cho gia đình mệt mỏi và nhà trường cũng không thể dung thứ. Nhiều lần thông báo và khiến trách cả phụ huynh. Nhưng có vẻ như là cũng không giải quyết được gì.
Điểm đặc biệt của Nam Lâm là rất giống Anh trai. Càng lớn, càng đến tuổi dậy thì thì cậu lại càng đẹp trai. Nếu An Lâm đẹp đến trầm mặc, nhìn vào có vẻ rất lạnh lùng thì Nam Lâm lại đẹp một cách ngang tàng và ngỗ ngược. Khi nhìn qua, khó có thể nhận biết được điều này, nhưng nếu nhìn vào đôi mắt của hai người thì có thể nhận ra dễ dàng. Một đôi mắt buồn của An Lâm và một đôi mắt không to nhưng dài, pha chút trẻ con trong đó chính là Nam Lâm.
Đương nhiên, mọi người vẫn luôn bị nhầm lẫn với nhau.
Trúc Diệp là một cô gái hiền lành. Cô cũng thường bị nhầm lẫn giữa An Lâm và Nam Lâm. Tính tình bao dung, luôn nghĩ cho người khác và đẩy trách nhiệm về phía bản thân mình. Cô không có vẻ bề ngoài lung linh như hai "anh trai" của mình nhưng trong cô, tính chất trẻ con trong sáng làm cô toát lên một cái gì đó đáng yêu và thanh thoát.
Một ngày nọ, khi An Lâm đi dự một cuộc thi cấp Thành phố trong ba ngày. Chỉ còn Nam Lâm và Trúc Diệp ở nhà. Nếu hôm đó không phải vì trời mưa quá to và có sấm khiến cho Trúc Diệp cứ luôn miệng năn nỉ bảo cậu ở nhà thì cậu tuyệt đối sẽ không ở nhà.
Trúc Diệp rất sợ sấm. Ngày xưa khi cô và mẹ vẫn còn sống ở ngôi nhà cũ, mỗi lần mẹ đi làm, cô đều chui xuống gầm giường và đợi đến khi mẹ về mới chịu chui ra. Đơn giản là cô không biết khi nào sẽ có sấm nên đã tự chui vào gầm giường trước.
Trời mưa như trút nước. Nam Lâm còn bận với trò chơi điện tử thì Trúc Diệp lại hí hoáy với việc làm búp bê cầu nắng của mình. Được một lúc thì
Bụp!
Trời mưa qua to lại còn có sét. Để đảm bảo an toàn cho đồ dùng điện của người dân, khu của Trúc Diệp đã cắt điện. Trời tồi khiến Trúc Diệp không nhìn thấy gì. Cô chỉ nghe thấy tiếng chửi thề của Nam Lâm. Trúc Diệp liền thở dài.
- Trúc Diệp!
Tiếng của Nam Lâm vang lên trong bóng tối. Trúc Diệp khẽ khàng trả lời:
- Dạ!
- Đang làm gì thế?
Hiếm có khi Nam Lâm lại nói chuyện tử tế với Trúc Diệp như vậy.
- Em đang làm búp bê cầu nắng. Nhưng mất điện rồi.
Chỉ nghe có thế Nam Lâm liền nói vẻ chán nản:
- Vô vị. Đúng là trò con gái.
Trúc Diệp không nói gì. Cô đành ngồi chờ đến khi có điện và ngồi chờ luôn cả An Lâm. Đợi anh ấy trở về.
Vừa lúc ấy thì một chiếc đèn pin chiếu rọi xuống, sáng bừng cả một góc quanh Trúc Diệp. Cô bé đưa anh mắt lên nhìn Nam Lâm. Cậu bé cũng chỉ ho khan vài tiếng rồi nói giọng thản nhiên:
- Nếu cứ mưa mãi thì sẽ không ra ngoài chơi được.
Trúc Diệp liền vui vẻ bắt tay vào công việc của mình. Nam Lâm cũng không phải là tên đáng ghét cho lắm. Đôi lúc hắn cũng giống An Lâm. Đợi khi nào anh An Lâm về, cô nhất định sẽ kể cho anh ấy nghe về việc này.
Làm được một lúc thì đã được 3 con búp bê. Trúc Diệp đứng dậy đưa cho Nam Lâm một cái rồi mỉm cười:
- Cho anh một con. Treo ở cửa sổ phòng anh nhé?
Nam Lâm không đoái hoài gì đến con búp bê của mình. Cậu còn đang bận chú ý đến hai con búp bê đôi mà Trúc Diệp làm. Nam Lâm chỉ tay vào hai con búp bê hất hàm nói:
- Đưa cho anh một con đấy.
Trúc Diệp vội vàng lắc đầu rồi đưa hai con búp bê về trước ngực mình nói:
- Không được. Cái này là của anh An Lâm.
Nam Lâm bĩu môi:
- An Lâm An Lâm. Lúc nào cũng An Lâm. Đưa cho anh.
Nói rồi Nam Lâm lao vào giựt lấy con búp bê của Trúc Diệp. Điều này khiến cô bé hét lên:
- Anh Nam Lâm.
- Sao em lại làm búp bê đôi cho em và An Lâm? Anh cũng muốn con búp bê đôi đó.
- Nhưng anh và em sau này không thể trở thành vợ chồng.
Nghe đến đây Nam Lâm chợt khựng lại. Rồi cậu ngã lăn ra cười lớn. Cười đến nỗi chảy cả nước mắt, ruột như kéo căng ra. Thế mà vẫn không ngớt cười được. Sao trên đời lại có người suy nghĩ ngốc nghếch như thế kia nhỉ?
- Sao anh lại cười?
Câu hỏi này thật chẳng ra làm sao. Nhưng ít ra thì Nam Lâm cũng đã ngừng cười. Cậu nhìn Trúc Diệp đang khó hiểu nhìn mình rồi trả lời cô:
- Em và An Lâm không thể là vợ chồng được.
- Tại sao?
Nam Lâm liền nằm xuống rồi đung đưa chân của mình giả thích rành mạch:
- Bố anh và mẹ em đã là vợ chồng cho nên chúng ta chỉ có thể là anh em thôi.
Trúc Diệp đứng lặng người. Năm 11 tuổi, cô đã biết thế nào là buồn bã, đã hiểu thế nào là không được cùng người mình yêu chung sống đến hết đời.