Chương 4: Cô ấy không khóc

Kha Giai Ý giữ nghi ngờ của mình trong lòng mà bỏ về bởi cảnh sát một mực muốn cô và Huyền Minh cùng những người không liên quan khác rời khỏi bờ suối. Dù sao nơi đây cũng là hiện trường điều tra thuộc thẩm quyền của cảnh sát. Dù cô có nghi ngờ cũng không thể trực tiếp và bên trong khu cấm để tìm hiểu.

“Đợi sau khi chúng tôi điều tra xong, người nhà có thể đến làm lễ thắp hương, đặt hoa tưởng niệm người đã khuất. Còn hiện tại chúng tôi vẫn đang phải điều tra mà.”

Viên cảnh sát khó xử nhìn sang Huyền Minh, hy vọng anh có thể khuyên nhủ vợ mình. Giai Ý nhìn vào bên trong thác nước: tấm biển khu vực cấm màu đỏ treo trên sợi dây xích lỏng lẻo chẳng thể ngăn người khác thản nhiên bước qua nó mà trèo vào bên trong. Đằng sau những bọt nước trắng xóa mờ ảo là những bóng người mặc cảnh phục, ánh đèn flash chớp nháy. Giai Ý muốn đích thân bước vào đó, để nhìn tận mắt nơi anh mình ngã xuống.

“Chúng ta đến nhà tang lễ đi đã” – Huyền Minh kéo nhẹ tay cô –“Có lẽ họ sẽ đưa chúng ta đồ của Bác Văn trước, sau đó tiếp tục khám nghiệm. Chúng ta đến đó xem có đồ gì của anh ấy không.”

Giai Ý gật gật đầu rồi để Huyền Minh kéo đi. Suốt đường đi anh luôn quan sát cô, chuẩn bị sẵn tinh thần Giai Ý có thể bật khóc bất cứ lúc nào. Thế nhưng ngay khi ở trong nhà xác, đối diện với thi thể Kha Bác Văn đã được cởi sạch trang phục, để lộ toàn bộ vết bầm tím, máu tụ bên dưới lớp áo. Kha Giai Ý thậm chí trông còn bình tĩnh hơn.

Đầu tiên là vùng mắt trái của Bác Văn bị bầm tím một cục nổi rõ, trên khóe miệng của cậu ấy cũng có vết bầm tím. Phía bên dưới, có thể dễ dàng nhìn thấy vùng xương sườn màu tím đậm đối lập với vùng ngực màu xám nhạt. Vùng chân của Bác Văn ngược lại chỉ có xây xát nhẹ, không có vết người nào đáng kể.

“Theo quan sát sơ bộ của chúng tôi, cậu ấy bị chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Phần hộp sọ bên phải có vết rách và gãy xương hở. Về nguyên nhân chấn thương cũng như các vết thương khác chúng tôi cần điều tra thêm.” – cảnh sát nói với Giai Ý.

“Bên này là đồ đạc của cậu ấy, bao gồm quần áo leo núi, áo khoác gió, giày thể thao, dây chuyền, đồng hồ đeo tay, điện thoại di động” – một cảnh sát khác đến nói với cô –“Hiện tại chúng tôi sẽ giữ lại để kiểm tra. Sau khi lấy hồ sơ thông tin chúng tôi sẽ trao trả lại đồ đạc cho người nhà trước. Khi có kết luận vụ án, người nhà có thể đến nhận người thân hoặc yêu cầu kiểm tra lại nếu muốn.”

Kha Giai Ý nhìn vào các vật dụng của anh mình trên khay để đồ. Mọi người chờ đợi cô quan sát xong rồi ký vào biên bản xác nhận đồ đạc. Thông thường với những vụ tai nạn bất ngờ như thế này, người thân chẳng thể biết nạn nhân đã mang theo những gì. Do quá đau buồn nên họ thường ký vào biên bản xác nhận ngay. Sau này nếu có phát hiện bị mất thứ gì, người nhà mới báo cho cảnh sát. Còn hiện tại với cảnh sát khám nghiệm tử thi, họ chỉ chờ Giai Ý ký ngay vào biên bản rồi ra về mà thôi.

“Chỉ có như thế này thôi sao?” – Giai Ý hỏi.

“Sao cơ?”- cảnh sát đến gần cô để hỏi lại, Huyền Minh cũng đến gần để xem khay đựng đồ.

“Đồ của anh tôi chỉ có như thế này sao?”

“Ờ… theo như chúng tôi được biết thì ví tiền, quần áo dự phòng, đồ ăn, chìa khóa xe?...”- cậu cảnh sát quay sang hỏi đồng nghiệp –“Vẫn còn một số đồ dùng của nạn nhân để trong balo, balo của cậu ấy để trên núi nên đang được để trong phòng lưu trữ riêng. Đây chỉ là đồ nạn nhân mang theo bên người thôi.”

“Anh tôi từng bị tai nạn ảnh hưởng đến chân” – Giai Ý nhìn lên cảnh sát –“Bình thường không sao, nhưng khi leo núi anh ấy luôn đeo băng bảo vệ khớp đầu gối bên phải. Nếu đi leo núi anh ấy luôn đeo nó"

Hai viên cảnh sát nhìn nhau, rồi lại nhìn sang Kha Bác Văn nằm trên cán lạnh lẽo, rồi lại nhìn sang khay để đồ.

“Ừm… chúng tôi chắc chắn là đưa cậu ấy về đây “nguyên vẹn”, sau đó mới bắt đầu khám nghiệm…” – viên cạnh sát quay lại chỗ Kha Bác Văn rồi quan sát đầu gối anh.

“Chỗ này…”- Viên cảnh sát chỉ cho đồng nghiệp.

Giai Ý và Huyền Minh quan sát bọn họ nhìn nhau ra hiệu ngầm cho nhau. Đến Huyền Minh là người ngoài còn nhìn ra hai đầu gối của Bác Văn có vết bẩn nhỏ do ngã xuống đất. Từ đầu gối cho đến giữa bắp chân còn vệt màu xanh nhỏ. Chứng tỏ cậu ấy không đeo băng đầu gối khi bị ngã. Cũng không có trường hợp cậu ấy ngã xong có người tháo ra, như vậy không thể bẩn từ trên đầu gối được. Mà tại sao phải tháo băng bảo vệ đầu gối chứ?

“Chúng tôi sẽ tìm lại và báo với cô sau. Cô có thể ghi chi tiết này vào đơn”- Hai viên cảnh sát sau khi ra ám hiệu cho nhau thì quay lại nói với Giai Ý.

Cô gật đầu cầm lấy tờ đơn ghi thông tin và ký tên, sau đó cùng Huyền Minh ra khỏi sở cảnh sát.

“Rõ ràng là họ cũng thấy không có băng bảo vệ khớp gối.”

Huyền Minh nói với Giai Ý khi ngồi trên xe.

“Có thể họ cũng băn khoăn không biết nó bị rơi ra ở đâu, hoặc là…”- Giai Ý suy đoán.

“Hoặc là cái gì?”- Huyền Minh hỏi.

“Hoặc là… từ đầu họ đã không định leo núi. Có lẽ từ đầu họ đã xác định ra bờ suối cắm trại nên anh tôi mới không mang theo băng bảo vệ.”

Giai Ý nói với lái xe:

“Đưa tôi về nhà tôi, nhà của anh tôi ấy.”

Huyền Minh biết điều cô nói không phải không có lý. Nếu Giai Ý đã nhớ thói quen của Bác Văn như vậy thì có lẽ đúng là anh ấy đã tháo băng đeo đầu gối ở đâu đó, hoặc bọn họ không có ý định leo núi từ đầu. Nếu đây là tai nạn thì dễ dàng hon cho anh, còn nếu là một vụ án thì… Huyền Minh liếc sang Giai Ý ngồi bên cạnh: Cô ấy sẽ không bỏ qua. Nhưng bốn người kia lại không vừa.

Đầu tiên là Mặc Hàn: con trai chủ thương hiệu thời trang truyền thống nổi tiếng. Nhà cậu ta kinh doanh sản xuất may mặc đồ truyền thống từ đời ông bà, cho đến giờ chỉ sản xuất đồ may đo cho từng khách hàng. Thương hiệu trải qua hơn 70 năm chỉ có tăng hạng chứ chưa hề sụt giảm. Thế nhưng gia thế này của cậu ta lại thấp nhất trong số bốn người.

Người tiếp theo là Minh Hạo Vũ: con trai ông chủ sản xuất rượu lớn nhất cả nước. Nhà bọn họ trước tiên sản xuất rượu gạo phổ biến, doanh thu một sản phẩm đã cao ngất. Sau này tiếp tục sản xuất rượu vang, rượu sữa… thị phần của họ ngày một tăng trên thị trường.

Người thứ ba là Hàn Bạo: con trai nhà sản xuất mỳ gói và nhập khẩu mỳ gói Hàn Quốc cũng có thị phần khá lớn trên thị trường hiện nay.

Cuối cùng là Mạc Lâm: người có gia thế khủng nhất trong số bọn họ. Cha cậu ta là Nghị sĩ quốc hội, mẹ cậu ta kinh doanh sân golf cùng nhiều cửa hàng khác. Đáng nói nhà vợ cậu ta cũng có tiền nữa, là chủ trung tâm thương mại X trong thành phố.

Đối đầu với bọn họ không phải không có cách, gia đình Huyền Minh kinh doanh bất động sản bao gồm cả trung tâm thương mại, xây dựng các tòa cao ốc trong thành phố và khu nghỉ dưỡng ở ngoại ô. Về tiền thì gia đình họ có thể đấu được, nhưng để đấu với nghị sĩ thì khó đấy. Kể cả khi nhà bác anh trong quân đội và trong chính trị, thì chưa chắc họ đã sẵn lòng giúp Giai Ý. Cô ấy chỉ là một người vợ không có chống lưng, có thể thay thế bất cứ lúc nào bởi người tốt hơn. Nếu anh nhờ họ giúp, có lẽ họ sẽ giới thiệu cho anh một người vợ khác thì có.

Mà Huyền Minh chắc chắn sẽ không để họ động vào vợ mình.

Khi Giai Ý và Huyền Minh quay trở về nhà, dì giúp việc vừa khóc vừa chạy ra mở cửa cho họ.

“Cháu đã về rồi…” – dì vừa khóc vừa ôm lấy Giai Ý

Huyền Minh thấy dì giúp việc khóc đến đỏ bừng mặt mũi rồi lại nhìn sang Giai Ý hoàn toàn đối lập. Trông cô trống rỗng như thể toàn bộ sức lực đều đã bị rút cạn cả rồi. Thậm chí đến khóc và đau lòng cũng không còn sức nữa. Sau màn khóc lóc ở cửa, dì giúp việc nắm tay dắt cô vào nhà. Huyền Minh đi theo sau họ, quan sát từ sân vườn đầy hoa bao xung quanh căn biệt thự nhỏ màu trắng. Ngôi nhà này là thứ duy nhất còn lại của gia đình Giai Ý và Bác Văn sau khi cha mẹ họ qua đời. Cha mẹ họ đều là con một, cho đến khi Giai Ý lên mười thì đã chẳng còn ông bà nữa. Khi bố mẹ họ mất, các giám đốc công ty đã đến tranh giành công ty, nói rằng giờ công ty đang trên bờ vực phá sản, cổ phiếu xuống giá. Đã vậy trong di chúc của bố cô còn không nhắc đến chuyện công ty sẽ thuộc về ai nếu người sáng lập qua đời. Cuối cùng Giai Ý đã ký tên nhượng lại cổ phần với giá rẻ cho vị giám đốc kế nhiệm, phải đến 2 tháng sau Bác Văn mới từ nước ngoài về, cậu ấy cũng nhượng lại cổ phần cho vị giám đốc kia. Họ chỉ còn lại ngôi nhà này mà thôi.

Mà từ khi quen biết đến nay, đây cũng là lần đầu tiên Huyền Minh bước chân vào nhà này. Bởi vì khi đó Bác Văn chưa về nước, mẹ anh không yên tâm khi để Giai Ý ở một mình nên đã đón cô về nhà anh để chăm sóc. Sau này khi họ kết hôn cũng là làm lễ ở khách sạn, rồi hôm sau anh cùng gia đình đến mộ của cha mẹ cô thắp hương. Tiếp đó nữa là mỗi người một nhà ở, khi cần lừa mẹ anh thì về nhà chung. Trải qua bao nhiêu chuyện, họ lại cùng nhau sang Mỹ sống. Sau 5 năm kết hôn giờ mới bước chân vào nhà vợ, Huyền Minh vừa thấy xấu hổ vừa ngại ngùng.