Thủ đô Paris, đế quốc Pháp.
Nếu nói về nước Pháp thời kỳ này thì không thể không nói tới một người quan trọng, Napoleon III, Louis Bonaparte. Nhìn qua phong hiệu thì có thể rất nhiều người hiểu lầm việc ông là cháu của Napoleon I. Thực sự, ông đúng là cháu nhưng là với vai trò con của em trai Napoleon. So với các vị quân chủ khác thì Napoleon III trải qua một thời kỳ khó khăn gian khổ và lên ngôi một cách khác thường. Theo cách nói hiện đại thì người ta có thể xem đây là một cuộc đảo chính khi ông dùng quân đội để ép quốc hội xem ông là hoàng đế.
Nói chung thì nếu nói về vai trò của vị hoàng đế này thì có thể xem ông là một vị hoàng đế trung bình đang cố gắng trở thành một vị hoàng đế vĩ đại. Ngoài ra, có thể không nói quá nhưng chiến dịch quân sự ở Đông Dương là một trong những chiến thắng hiếm hoi mà vị hoàng đế này mang lại cho nước Pháp.
So với Napoleon I, Napoleon đệ tam mang dáng người cao ráo hơn hẳn. Thực ra, bản chất Napoleon I cũng chả lùn cho lắm. Cái tin ông lùn chủ yếu là do xung quanh ông có quá nhiều người lính cao to, sự chêch lệch về đơn vị chiều cao giữa Anh, Pháp và tin đồn ác ý từ đối thủ.
Lúc này, trong cung điện nơi mà Napoleon I đã từng nắm quyền cai trị, binh lính đã nghe được tiếng bước chân thuộc về thành viên của Hội Đồng Nam Kỳ. Có thể do Trực chưa biết nhưng Hội Đồng Nam Kỳ phải tới năm 1857 mới được thành lập.
Khi các tướng lĩnh của hoàng đế đi ngang qua, những người lính chuyển sang tư thế nghiêm đúng chuẩn quân đội. Báng súng chạm vào sàn nhà được dát đá tạo nên âm thanh vô cùng dễ nghe.
Sau cùng, họ đi tới phía sau của Louis khi ông ta đang nhìn ngắm quang cảnh
Nhìn kỹ, ông có một khuôn mặt như một con chim đại bàng cùng bộ ria mép che phủ phía dưới khuôn mặt. Toàn bộ trang phục đầu tóc đều được những người thợ hàng đầu nước Pháp chăm chút kỹ lưỡng.
“Khởi tấu hoàng thượng. Các thành viên của Hội đồng Nam Kỳ đã có mặc đầy đủ” Viên thư ký của hoàng đế lên tiếng.
Vào thời hiện đại thì đa phần thư ký là nữ nhưng ở thế kỷ XIX thì thư ký đa phần là nam. Quan niệm về nam nữ của châu Âu tuy bình đẳng hơn phương Đông nhưng vẫn còn một khoảng cách khá lớn với thời hiện đại.
“Hoàng đế An Nam phản ứng thế nào về điều kiện của ta” Louis hỏi.
“Hắn không trả lời, thưa hoàng thượng” Một tướng lĩnh lên tiếng.
“Tên Nguyễn gì gì đó không chịu gặp Montigny à?” Napoleon III hỏi.
“Không chỉ hắn mà cả chính phủ An Nam đều từ chối gặp đại diện của ta thưa bệ hạ” Một viên tướng nói.
Thực ra thì tin tức này là từ cả tháng trước nhưng do khoảng cách địa lý mà giờ mới tới tay của Napoleon III.
Trước việc nhà Nguyễn từ chối gặp đại diện ngoại giao Pháp, Napoleon III bề ngoài tỏ vẻ khó chịu nhưng ở trong thâm tâm thì không giấu được việc vui mừng. Nói cho đúng thì Tự Đức đang giúp người Pháp có thể đường đường chính chính đánh Đại Nam. Nhà Nguyễn càng cố phòng bị thì cái cớ cho một cuộc viễn chinh càng trở nên hoàn hảo.
“Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động tới đâu rồi” Louis hỏi.
Đôi mắt của gã nhìn về bộ trưởng hải quân Hamelin. Bản thân tay này cũng đã chuẩn bị đã lâu nên trả lời hoàng đế vô cùng tự tin:
“Thưa hoàng thượng, hạm đội Thái Bình Dương đã được tiếp viện đầy đủ. Hàng ngàn thanh niên Pháp sẵn sàn chiến đấu cho cuộc thập tự chinh của nước Pháp ở Đông Dương”
Sau đó, Walewski, bộ trưởng ngoại giao Pháp lên tiếng.:
“Thưa hoàng thượng, hạm đội của đô đốc Rigault de Genouilly đã sẵn sàn”
“Còn Isabella thì sao?”
“Hoàng gia và chính phủ Tây Ban Nha căm hận chính phủ Đại Nam về việc đàn áp tự do tôn giáo. Tuy triều đình Đại Nam đã có sửa đổi nhưng chiến tranh đã bắt đầu kể từ khi quốc gia đó có quá nhiều tài nguyên, thưa hoàng thượng” Walewski nói.
Thực sự, cái gã tên Trực ở cách đó nữa vòng Trái Đất đã đoán đúng về động thái của người Pháp. Bản thân việc Tự Đức chấp nhận kế sách của hắn cũng chỉ có thể làm giảm mâu thuẫn tôn giáo trong nước chứ hoàn toàn không cản được tham vọng bành trướng thuộc địa của thực dân phương Tây.
“Ngoài ra thì giáo sĩ Pellerin cũng đã có mặc để yêu cầu chính phủ bảo vệ những người theo đạo và khẳng định chính sách cấp giấy phép gì đó của chính phủ An Nam chỉ là trò hề” Pellerin nói với vẻ gian xảo.
Dĩ nhiên là Napoleon III hiểu được ý tên bộ trưởng ngoại giao này muốn nói điều gì. Đại Nam có chấp nhận buôn bán với truyền đạo hay không không quan trọng, cái quan trọng là nó là miếng thịt béo bở đã được phân cho nước Pháp. Quan trọng nhất là các thông tin truyền về cho thấy quân đội của nó chỉ khá hơn thời trung cổ một chút. Nếu vậy thì chả có lý do gì để không xâm lược rồi mang hết tài nguyên, vàng bạc châu báo về nước Pháp.
“Bệ hạ, tới giờ nói chuyện với cánh báo chí” Viên thư ký lên tiếng.
Ngay sau đó, Napoleon III được hộ vệ hoàng gia đi tới nơi mà báo chí, quân đội và người dân Paris nói chúng và nước Pháp nói riêng đang chờ sẵn.
Ở phía bên ngoài, những tay lính đang hét muốn khô cổ họng những thông báo về cuộc viễn chinh của nước Pháp vào vùng đất An Nam xa xôi để khai hóa văn minh.
Nếu so với người bác của mình thì Louis thật sự không bằng. Phải nói là những đoàn người tung hô ủng hộ cuộc chiến với Đại Nam đều được chính phủ chuẩn bị bằng tiền. Theo lịch sử, cuộc chiến này đã mở đầu thời kỳ nô lệ hơn 80 năm của một dân tộc. Dĩ nhiên, đó là khi dòng thời gian chưa rẽ nhánh.
Phần lớn dư luận nước Pháp lúc này đều cảm thấy cần có một cuộc viễn chinh vào chế độ trung cổ ở An Nam. Thực ra, thời của Napoleon I, quyền tự do báo chí có được từ cuộc cách mạng Pháp đã hoàn toàn bị sụp đổ. Do đó, việc cánh báo chí có phản đối cũng chả ít gì. Từ khi họ muốn vào tù ở.