Chương 7: Quân Pháp gây hấn.

Tháng 9-1956, Đà Nẵng.

Trên vùng biển vốn bình thường tấp nập thuyền bè của ngư dân lẫn thương nhân thì nay mọi thứ đã nhường chỗ cho những con quái vật khổng lồ của hải quân Pháp. Từ xa, người ta có thể thấy những cánh buồm đang no gió cùng những cột khói bốc lên do quá trình sử dụng than đá làm năng lượng cho động cơ hơi nước.

Tuy cuộc xâm lược thật sự thì phải hai năm sau mới diễn ra nhưng các hoạt động gây hấn của hải quân Pháp với Đại Nam đã có từ lúc này. Do bản thân lực lượng của hạm đội Thái Bình Dương vẫn chưa tập hợp đầy đủ nên quân Pháp vẫn chưa tiến hành đánh chiếm mà chủ yếu là gây hấn. Nên nhớ là thời này chưa là liên lạc không dây. Điện tín thì có nhưng cũng đâu thể nối dây cho từng chiến hạm. Trong khi đó, phạm vi hoạt động của hạm đội Pháp khá lớn mà việc điều động hạm đội lại cần quyết định từ tận Paris nên mãi mấy năm sau chiến tranh mới chính thức bắt đầu.

Lúc này, trên một chiến hạm, một tên sĩ quan Pháp đang dùng kính viễn vọng để quan sát trận hình của quân Đại Nam. Nhìn về số lượng thì không đông đảo bằng lính Trung Hoa. Còn về hỏa lực thì không có gì để nói. Hắn thật sự kinh thường đạo quân thời trung cổ này. Nói cho đúng thì trình độ tác chiến có lẽ hơn thời trung cổ một chút nhưng cũng chỉ là cỡ thế kỷ XVII là cùng. Nói chung cái xứ An Nam này hoàn toàn không thể nào là đối thủ của nước Pháp của hắn.

Lúc này, một tên sĩ quan cấp thấp bước về phía hắn:

“Báo cáo đại tá. Phát hiện một số đại bác kiểu cũ của An Nam đang nhắm về phía tàu của chúng ta”

“Ngươi báo cáo đúng rồi. Cho chuẩn bị vũ khí tối tấn nhất. Ta muốn xem thử vũ khí lạc hậu này làm gì được hải quân hoàng gia Pháp” Tên đại tá lên tiếng.

“Thưa đại tá. Tuy quân An Nam lạc hậu hơn chúng ta nhưng nếu bọn chúng ra tay trước thì quân ta dù mạnh hơn nhưng cũng rơi vào thế bị động và mặc chiến lược” Tên sĩ quan cấp dưới lên tiếng.

“Vậy chúng ta sẽ ra tay trước, cho bọn An Nam biết thế nào là sức mạnh của nước Pháp” Tên đại tá nói.

Về sau, nó được biết tới là một trong những vụ bắn phá của hải quân Pháp nhằm vào Đà Nẵng với mục đích gây hắn với triều đình nhà Nguyễn.

Trong lúc này, trên bờ biển, lá cờ Long Tinh Kỳ của Đại Nam vẫn đang tung bay trong gió. Ở phía dưới lá cờ, một người đàn ông trung niên, mặc chiến bào màu đỏ đang đi cùng với mấy trăm lính tinh nhuệ. Nói là tinh nhuệ là tinh nhuệ ở thời điểm mấy trăm năm trước thôi bởi tất cả đều chỉ trang bị giáo, không hề có khẩu súng nào.

“Thưa quan kinh lược, không biết ngài thất việc bố trí thế nào?” Một viên quan trong quan phục màu trắng lên tiếng.

“Bố trí như vậy, ta thấy không ổn. Cần phải bố trí lại ngay” Nguyễn Tri Phương lên tiếng.

Nhìn gần, người ta thấy khuôn mặc ông giống như một con gấu đang giận giữ. Làn da của ông sạm đen lại do chiến đấu một thời gian dài.

“Thưa đại nhân. Tiểu nhân nghĩ ta nên lùi vào sâu trong đất liền” Viên quan kia nói.

“Không được. Nếu quân địch tấn công ào ạt thì ta làm sau chống đỡ được” Nguyễn Tri Phương lên tiếng.

Cái mà Nguyễn Tri Phương quên mất là toàn bộ phòng tuyến mà ông không đồng ý di dời đều nằm trong tầm bắn của pháo Napoleon III, vũ khí pháo binh tiêu chuẩn của quân Pháp.

Đột nhiên, một viên võ quan xuất hiện:

“Bẩm đại nhân, ngoài biển có tàu chiến Tây Dương đang di chuyển lại gần. Dường như bọn chúng chuẩn bị tấn công. Xin tướng quân định liệu”

Nhìn qua kính viễn vọng, kinh lược sứ thấy hạm đội Pháp đang làm gì đó. Dù vậy, ông vẫn là lệnh:

“Truyền lệnh. Không được tấn công từ khi địch nổ súng trước. Ai trái lệnh. Trảm”

“Rõ”

Sau đó, trên đường về phủ, viên quan này cứ suy nghĩ mãi về mục đích của quân Pháp.

“Không lẽ bọn chúng muốn thôn tính Đà Nẵng” Nguyễn Tri Phương nghĩ thầm.

Chả mấy chốc, ông đã đi vào phủ của mình lúc nào không hay. Khi về tới phủ, ông làm tức vào thư phòng để suy nghĩ. Quân Tây Dương quá mạnh. Quân Đại Nam từ thời Thiệu Trị đã trở nên vô cùng lạc hậu, không phải đối thủ của bọn chúng. Chuyện này một kinh lược sứ như ông không lo nổi. Cách duy nhất là cho người cưỡi ngựa tới kinh thành để chờ định liệu.

Sau đó, ông bắt tay vào viết thư. Trong cuộc đời mình, đây là lần mà ông chú tâm viết như vậy. Khi viết xong, ông lên tiếng:

“Người đâu”

“Có tiểu nhân” Một tên lính bước vào.

“Ngươi cầm lá thư này giao cho thám mã chuyển về kinh thành, dâng lên hoàn thượng. Chuyện này liên quan tới giang sơn Đại Nam. Không được chậm trễ. Ta cần phải xin phép hoàng thượng để được đánh trả khi quân Tây Dương tấn công”

Tên lính khi nghe lời của Nguyễn Tri Phương mà rung lên. Việc liên quan tới vận mệnh Đại Nam, mạng cả nhà hắn cũng không đủ bù vào. Dù vậy, vốn cũng làm lính lâu năm, hắn biết việc này không thể chần chừ mà nhanh chóng nhận thư.

Phải thừa nhận là do có quá nhiều cuộc khởi nghĩa nên quyền hạn điều động binh lực của quan viên bị hạn chế khá nhiều. Mục đích là tránh việc tạo phản. Dù cho khởi nghĩa vẫn diễn ra đều đều. Ngoài ra, nó có cái hại rất lớn là Nguyễn Tri Phương phải xin chỉ thị từ triều đình mới được phép đánh trả khi bị tấn công. Dĩ nhiên là đánh thì vẫn đánh được nhưng nếu không phải lúc sống còn mà tự ý tấn công trước thì rất dễ bị quan lại dị nghị mà chịu thảm cảnh.

Kể ra thì so với một tay sĩ quan Pháp thì Nguyễn Tri Phương không chỉ bị lép vế về sức mạnh mà còn chịu trói buộc nhiều hơn. Do phạm vi hoạt động của hải quân Pháp, cũng như quân đội châu Âu quá lớn nên đa phần thuyền trưởng đều có quyền tự quyết, chỉ cần không vi phạm chỉ thị chung là được.

Đột nhiên, cả ngôi nhà bị rung lắc dữ dội như có một bầy voi vừa đi ngang qua. Những đồ gốm quý giá cũng thi nhau ngã xuống. Lúc này, một viên quan chạy vào.

“Khởi tấu đại nhân”

“Có chuyện gì” Nguyễn Tri Phương hỏi.

“Quân địch nã pháo vào chiến lũy của quân ta. Xin đại nhân định liệu” Viên quan nói.

“Định liệu gì nữa? Làm tức bắn trả” Nguyễn Trị Phương hét lớn.

“Xin tuân lệnh”

Viên quan vừa định đi thì cả ngôi nhà bị rung rắc dữ dội. Mái ngói thi nhau rớt xuống. Hai viên quan không còn cách nào khác ngoài cuối xuống ôm đầu.

Dù vậy, hoàng cảnh của hai vị đại nhân vẫn chưa là gì so với hàng ngàn thương dân và binh lính ở ven biển.

Đứng trên đất liền, người ta thấy những luồng khói trắng bay ra từ phía tàu Pháp. Đó là những gì còn lại sau khi đại pháo khai hỏa. Phía trên đất liền, hàng loạt cột lửa bốc lên. Hàng loạt binh lính ở các đồn lũy ven biển thi nhau bay lên trời vì sức nổ của đạn pháo. Thêm vào đó, hàng loạt nhà dân cũng gặp nguy hiểm. Nên nhớ là theo luật triều đình nhà Nguyễn, dân đen chỉ được xây nhà tranh vách đất. Dĩ nhiên là những ngôi nhà này bị phá trước tiên. Mà thực ra với uy lực của pháo binh châu Âu thì dù là thành trì bằng đá cũng không chịu nỗi uy lực đại bác. Người dân cùng quân lính bỏ chạy tán loạn.

Lúc này, Nguyễn Tri Phương với một cánh tay bị gãy đứng từ xa cùng với thân binh mà nhìn cảnh tan thương.

Do bản thân sở chỉ huy cấp cao nhất tại đây cũng bị bắn phá nên mọi thứ lâm vào tình cảnh hỗn loạn. Binh lính gần như không thể chống trả. Một số lính cố sử dụng súng thần công bắn trả nhưng tầm bắn hoạt toàn không tới được tàu chiến địch. Có kẻ may mắn bắn trúng được chiếc tàu chiến nhưng khi viên đạn pháo chạm trúng vỏ tàu vốn được bọc thép thì gần như không gây được thiệt hại gì đang kể.

Thực sự, Nguyễn Tri Phương biết rõ là đây chỉ là sự khởi đầu. Nhiều lúc ông tự hỏi nếu quân Pháp thực sự đem quân đổ bộ tấn công thì liệu quân Đại Nam sẽ chống đỡ kiểu gì. Cả Đại Thanh có mấy mươi vạn quân mà còn bị súng ống Tây Dương đánh tan thì liệu Đại Nam sẽ chiến đấu làm sau.

Trong khi đó, chiếc tàu chiến cuối cùng chuẩn bị rời khỏi. Nó bỏ đi không phải vì sợ quân Đại Nam mà là vì chưa tập hợp đủ lực lượng cần thiết.

Theo lịch sử thì những đạo quân hùng mạnh của quân Pháp đã buộc triều đình nhà Nguyễn sợ hãi và cầu hòa. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra để rồi chìm trong biển máu. Dân tộc Việt Nam làm nô lệ trong hơn tám mươi năm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một linh hồn không thuộc về thế giới này đã làm thay đổi tất cả. Trong dòng thời gian này, trận chiến ở Đại Nam trở thành thất bại cay đắng nhất mà người Pháp phải chịu.