Nước mắt đầm đìa, Đoan-Nghi vỗ vào vai Long-Tùng, Đoan-Thanh, hút độc tố Huyền-âm, rồi than :
- Tục ngữ Việt có câu : Đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận họ, thực không sai. Sáng nay chị thấy hai em theo dõi, lại tưởng là gian tế mưu hại, nên mới phóng độc, để biết tông tích kẻ theo mình. Không ngờ là ruột thịt mình.
Đoan-Nghi hỏi Đoan-Thanh :
- Tiểu muội ! Thế cái gã đánh xe ngựa cho chúng tôi là ai ?
- Y là người của phái Không-động tại Quảng-châu. Thần không rõ y giả làm phu xe với ý định gì ?
Đoan-Nghi cầm tay Đoan-Thanh :
- Em ạ ! Vạn lý tha hương ngộ cố tri còn đáng mừng, huống chi chúng ta là máu mủ. Vậy hai em cứ gọi chúng ta là anh, là chị cho thân mật.
Thủ-Huy quyết định :
- Khả-hãn Mông-cổ đã có lòng tưởng nhớ cố cựu, chúng ta lại đang ở vào cái thế cùng đường. Về nước thì con dâm phụ Đỗ Thụy-Châu sẽ kết tội vi chỉ. Còn như ở đây, thì là tù giam lỏng. Nào ! Chúng ta hãy đi Mông-cổ du ngoạn một lần cho tiêu sầu. Vậy ngay từ ngày mai, hai em dậy tất cả chúng ta nói tiếng Mông- cổ. Không biết tiếng Mông-cổ có khó học không ?
- Rất dễ học.
Đoan-Thanh mỉm cười :
- Người Mông-cổ học tiếng Việt dễ dàng, thì người Việt học tiếng nói vùng Thảo-nguyên cũng không khó.
Từ khi theo cặp vợ chồng này, Thúy-Thúy thấy bất cứ quyết định gì, dù nhỏ nhặt, Thủ-Huy cũng hỏi ý kiến vợ . Thế mà bây giờ quyết định một việc cực kỳ hệ trọng, Thủ-Huy lại đơn phương hạ lệnh. Nàng không khỏi lo ngại cho hạnh phúc của chủ nhân.
Thủ-Huy hỏi Long-Tùng :
- Hồi chúng ta lên Mông-cổ, thì các em ở đâu, mà chúng ta không gặp ?
- Bấy giờ song thân em đang ở ngọn núi Thiết-sơn tại miền Bắc, để huấn luyện binh pháp Đại-Việt cho binh đoàn Mông-cổ. Sau khi sứ đoàn Mông-cổ đi Đại-Việt kết thân, Khả-hãn mới gọi song thân em về, để hỏi thăm lịch sử, phong tục nước mình.
- Thế từ khi chúng ta rời Mông-cổ đến giờ, Khả-hãn Thiết Mộc Chân với chư vị tướng lĩnh có gì thay đổi không ?
- Thay đổi nhiều lắm !
Long-Tùng thuật : Mông-cổ đang từ một bộï tộc nhỏ bé, nhờ Khả-hãn Thiết Mộc Chân có tài, có đức mà trở thành một nước đứng hàng thứ ba ở vùng đồng cỏ, nên không thể nào tránh được cái nạn ghen ghét. Lại nữa Khả-hãn Thiết Mộc Chân xuất thân từ một đứa trẻ mồ côi, bị đời khinh miệt, chỉ trong một thời gian ngắn, vươn lên địa vị vị Đại-hãn uy tín bậc nhì, bậc ba vùng cực Bắc, nên phải hứng tất cả những đố kị. Vì vậy, Mông-cổ luôn bị đặt vào thế phải chiến đấu để tự tồn.
Thủ-Huy muốn tìm hiểu tường tận về Mông-cổ, công tỏ mối chân tình :
- Tôi với các tướng Mông-cổ tuy thân với nhau. Nhờ Thái-tử sâm của họ mà tôi còn sống đến ngày nay. Tôi cũng cứu mạng cho họ. Tình nghĩa cực thâm trọng, nhưng tôi lại biết rất ít về họ. Thủa thiếu thời, đọc sử Trung-quốc, tôi chỉ biết rằng, vùng phía Nam Vạn-lý trường thành thì gọi là Quan-nội, tộc Hán sống ở đây. Vùng ngoài Vạn-lý trường thành thì gọi là Quan-ngoại. Các bộ tộc sống theo lối du mục, người Hán gọi là...
- Rợ ! Là Địch ! Là Hung-nô !
Đoan-Thanh cướp lời Thủ-Huy: Nếu cứ gọi theo người Hán, thì những người ở phương Bắc đều là Địch, ở phương Tây đều là Nhung, ở phương Đông đều là Di, và ở phương Nam đều là...
- Man !
Thủ-Huy cũng ngắt lời Đoan-Thanh :
- Đấy kinh Thư do mấy ông nhà văn hủ lậu viết ra, rồi người sau cứ thế mà tin. Cứ như trong bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên, vào thời Tần Thủy-hoàng, các bộ tộc Hán ở phía Bắc bị những dân du mục vào đánh phá, nên nhà vua cho xây thành để đề phòng. Bộ Hán-thư thuật : Tuy có Trường-thành bảo vệ, nhưng đời Hán, dân Trung-quốc vẫn bị dân du mục vượt qua, vào đánh phá. Vua Hán phải đem những cung nga xinh đẹp cống cho các chúa ở Quan-ngoại để được yên thân. Sang đời Tấn, lại bị năm bộ tộc thay nhau đánh chiếm, rồi cai trị Trung-nguyên, sử Trung-quốc gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa...(304-439 sau TL) Đầu đời Tống, bộ tộc Khiết-đan mạnh hơn, thành lập nước Liêu, đánh chiếm nửa giang sơn Tống, bắt Tống tiến cống, dâng đất rất nhục nhã. Cho đến gần đây, bộ tộc Nữ-chân hùng mạnh lên, diệt Liêu, thành lập Kim, tràn vào chiếm Trung-nguyên, bắt vua Huy- tông, Khâm-tông, hoàng hậu, phi tần mang về. Hiện Tống chỉ còn lại từ vùng Trường-giang trở xuống. Đấy, tôi biết có vậy mà thôi. Nguồn gốc tộc Mông-cổ thế nào, tôi mù tịt.
Thấy Thủ-Huy thành thực, Long-Tùng bảo Đoan-Thanh :
- Em hãy thuật tiểu sử Đại-hãn của Mông-cổ cho phò mã biết.
Đoan-Thanh ngồi ngay ngắn lại thuật :
- Kim chỉ cai trị được vùng Bắc Trung-nguyên, cùng một số vùng Quan-ngoại, nơi mà dân chúng sống bằng nghề nông. Còn vùng bình nguyên cỏ hoang mênh mông, đầy thú hoang, nước ngọt, thường gọi tắt là Thảo nguyên, dân du mục sống thành tộc nhỏ, thì Kim chịu thua. Khởi đầu Mông-cổ chỉ là một tộc của vùng Thảo- nguyên. Sau nhiều đời, tộc Mông-cổ chinh phục, hoặc kết nạp một số tộc khác về sống chung thành một bộ tộc. Tại vùng Thảo-nguyên trải qua mấy trăm năm, khi thì các bộ tộc chém giết, thôn tính lẫn nhau. Khi thì đoàn kết chống xâm lăng. Cuối cùng các bộ tộc hình thành nhiều nước. Các nước này nói cùng thứ tiếng, cùng một tổ chức cai trị, sống thành đoàn trại, gọi là tiểu quốc.
Long-Tùng giải thích thêm :
- Bên mình thì đơn vị nhỏ nhất là làng, xã, rồi quận, huyện, cao hơn là châu, lộ. Cuối cùng là nước. Tại vùng Thảo-nguyên thì là tộc, bộ tộc, tiểu quốc. Tuy tên khác nhau, nhưng cũng có hệ thống, thứ bậc.
Đoan-Thanh tiếp :
- Mỗi tộc có một tộc trưởng theo lối cha truyền con nối, họ là những nhà quý tộc. Người cầm đầu của mỗi bộ tộc gọi là Hãn. Hãn có thể do cha truyền con nối, có thể do các quý tộc bầu lên. Mọi luật lệ, mọi quyết định của bộ tộc đều do hội đồng quý tộc quyết định.
Thủ-Huy khen :
- Hay ! Như vậy tránh được cái nạn quyền hành nằm trong tay Hãn, rồi muốn giết ai thì giết, muốn ban phúc giáng họa cho ai thì ban. Thế cái hội đồng quý tộc đó do ai điều khiển ! Hay cũng bầu lên ?
- Người điều khiển hội đồng quý tộc không phải là các Hãn mà là các Đạo-sư. Đạo-sư là các tu sĩ, coi như người đại điện của Thượng-đế Mặt-trời.
Đoan-Nghi thắc mắc :
- Nếu vậy, thì giữa Đạo-sư với Hãn, ai nắm thực quyền ?
- Tùy bộ tộc. Khi các Hãn mạnh thì họ lấn át Đạo-sư. Khi Đạo-sư mạnh thì họ lấn át các Hãn. Có khi các Hãn kiêm luôn Đạo-sư. Trong khoảng hơn ba trăm năm gần đây vì nhu cầu tự vệ để sống còn, các bộ tộc hợp nhau lại thành những nước nhỏ. Thủ-lĩnh các nước nhỏ này gọi là Khả-hãn. Mỗi nước nhỏ đều có hội đồng quý tộc, hội đồng cũng do các Đạo-sư điều khiển. Từ ngày có các nước nhỏ, thì các nước này thường vượt biên tràn cào các nước văn minh, định cư như Thổ- phồn, Tây-hạ Tây-liêu, Đại-kim cướp bóc. Các nước này muốn có một biên giới phía Bắc yên ổn, đã tìm đủ cách thu phục các tiểu quốc Thảo-nguyên. Khi thì dụ dỗ phong chức tước, khi thì đem quân chinh phạt, khi thì giúp nước này đánh nước kia. Vì vậy chiến tranh giữa các nước vùng Thảo-nguyên không bao giờ ngừng. Sau một thời gian, các nước nhỏ bị chinh phạt, hoặc tự nguyện kết hợp lại thành những nước lớn. Hiện nay toàn Thảo-nguyên còn lại có ba nước lớn theo thứ tự là Nãi-man, Khắc-liệt, Mông-cổ. Mỗi nước có một vua, gọi là Đại- hãn. Cạnh Đại-hãn cũng có một hội đồng quý tộc, do các Tổng Đạo-sư điều khiển.
Đoan-Nghi hỏi :
- Em đã biết Trung-quốc, Đại-Việt. So với Trung, với Việt, vùng Thảo-nguyên này rộng, hẹp thế nào ?
- Về diện tích thì lớn hơn Trung-quốc. Về dân số, thì chỉ bằng ba Đại-Việt mà thôi. Phía Bắc là vùng tuyết phủ quanh năm không có người ở, chưa định được giới hạn. Đông-Nam giáp nước Kim. Nam giáp các nước Tây-liêu, Thổ-phồn, Tây- hạ. Tây giáp vùng đất núi hoang vu của các bộ tộc của rợ tóc đỏ, mũi lõ, tóc quăn (Nay thuộc Trung-Đông) .
Nghe Đoan-Thanh thuật, trí nhớ trở về mấy năm trước khi thăm Mông-cổ, Thủ-Huy nắm ngay được vấn đề trước mắt : Các nước vùng Thảo-nguyên, bị những nước lớn xung quanh như Tống, Kim, Liêu, Hạ khinh khi, khi thì bắt tiến cống, khi thì bắt phụ thuộc, để được phong chức tước vô vị... Trước sau gì các nước hoặc bị diệt, hoặc thống nhất về một mối. Nếu như ta giúp cho các nước thống nhất thì họ là mối lo lớn cho tộc Hoa. Tộc Hoa luôn phải đối phó với họ thì tộc Việt ta có thể bớt đi cái họa phương Bắc. Ta thấy, trong ba Đại-hãn, thì Thiết Mộc Chân có chí lớn, lại đang ra sức kết nạp hào kiệt, rõ ràng ông ta muốn làm một chúa của các Đại-hãn. Với tài nguyên trù phú, với tinh thần hiếu chiến, nếu như ba nước này thống nhất thì họ sẽ là một cái hoạ lớn cho Kim, Tây-hạ, Thổ- phồn, Tống. Ta nên gúp họ để họ chia bớt cái họa tộc Hoa với ta.
Nghĩ vậy Thủ-Huy hỏi :
- Thế Khả-hãn của mỗi nước theo lối cha truyền con nối, hay do cách cử người có tài ?
- Thưa lúc đầu thì theo lối cử người tài. Gần đây chuyển sang lối cha truyền con nối cũng có, mà cử người tài cũng có. Trong mỗi nước như vậy, Khả-hãn, Đạo-sư là người có uy quyền tuyệt đối. Dưới Khả-hãn chia làm bốn loại người. Loại thứ nhất là quý tộc, nắm quyền thống trị, gồm có Hãn, tộc trưởng, dũng sĩ , hiền nhân tức người tài giỏi. Lọai thứ nhì là các chiến sĩ. Loại thứ ba là thường dân. Loại thứ tư là tôi tớ, loại này là dân chúng những bộ lạc thua trận, bị bắt về để trồng cấy, chăn nuôi, hầu hạ. Về cuộc sống hằng ngày, dân chúng ở trong những lều trại bằng da thú. Họ di chuyển không ngừng. Nhưng chỉ di chuyển trong vùng thuộc lãnh thổ của họ. Về mùa Hạ thì họ di chuyển khắp nơi. Về mùa Đông thì họ di chuyển về phương Nam. Tuy nhiên họ luôn bám lấy những con sông, những thác nước, những vùng hồ ao. Vì chỉ những nơi này mới có thú. Họ sinh sống bằng canh nông hoặc săn bắn. Họ không có văn tự. Nhiều bộ tộc dùng văn tự Trung-quốc, Tây-hạ, Thổ-phồn. Trẻ con không tới trường học chữ. Ngay từ hồi sáu tuổi, chúng đã được sống tập thể, học bắn cung, cỡi ngựa, săn thú. Khi đến tuổi trưởng thành (12-14) thì mỗi người đều làm sở hữu chủ ít nhất một con ngựa. Dân chúng không theo một tôn giáo nào cả. Họ thờ nhiều thần như thần mặt trời, thần sông, thần núi, thần cây cổ thụ, thần hổ, thần báo...Trong mỗi tộc, bộ tộc đều có một đạo sư. Vị đạo sư này uy quyền ngang với các Hãn. Họ là người nhà trời. Mỗi lời nói của họ đều là lời nói của trời. Dân chúng tin theo răm rắp.
Thủ-Huy muốn biết về Mông-cổ, công kéo Đoan-Thanh trở về câu hỏi của mình :
- Thế Đại-hãn Thiết Mộc Chân được lên làm vua là do cử hiền hay cha truyền con nối ?
- Cả hai.
Đoan-Thanh đáp:
- Thiết Mộc Chân là hậu duệ đời thứ mười của giòng họ Kỳ-ác-ôn (1) thuộc tộc Ki-dát Bọt-di-linh (2) . Giòng họ này tự hào là con cháu của loài Sói-xám, cũng như ta tự hào là con Rồng, cháu Tiên vậy. Ông tổ mười đời tên Bột-đoan Nghĩa-nhi (3) , lập ra nước Mông-cổ, được tôn là Quốc-tổ. Nếu chủ đạo của ta tin việc Quốc-tổ Lạc-long quân lấy Quốc-mẫu Âu-cơ, đẻ ra trăm trứng, nở ra trăm con, thì chủ đạo Mông-cổ cũng có chủ đạo tương tự. Bà mẹ của Bột-đoan Nghĩa-nhi tên A-lan Đông-hỏa kết hôn với ông Thoát-bôn Dương-ly-kiến, sinh ra hai con trai. Con trưởng là Bác-cơ Cát-đáp-hắc, thứ tên Bác-hợp Tát-trực. Sau đó chồng chết. Bà A-lan ở vậy nuôi con. Một đêm, nằm ngủ trong phòng, bà thấy một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu qua song cửa phủ lên người, một thần nhân sắc vàng bay vào nằm trên bụng. Bà kinh hãi, rùng mình, rồi mang thai, sau sinh ra một trai, đặt tên là Bột-đoan Nghĩa-nhi . Lớn lên, Bộ-đoan Nghĩ- nhi có tướng mạo kỳ vỹ, trầm tư ít nói, chúng nhân cho rằng ông là một tên ngốc. Duy bà A-lan nói : Nghĩa-nhi không ngốc đâu. Sau này con cháu nó sẽ là những người đại quý. Khi A-lan qua đời, Nghĩa-nhi thản nhiên nói với các anh : Bần, tiện, phú, quý đều có mệnh, tài vật này thì đâu đáng kể. Rồi không lấy một món nào. Ông rời các anh, cỡi con ngựa trắng đến vùng Bát-lý-truân A-lại cư trú, ngày ngày hái rau, bắt thú làm kế sinh nhai. Về sau, ông kết nạp những bần dân bị ức hiếp, những kẻ vô sở bất chí, mà thành lập một bộ tộc. Chỉ ít năm sau đó, nhờ chăm chỉ, bộ tộc của ông trở thành giầu có. Dân chúng, rồi các tộc khác kéo đến gia nhập, lập thành bộ tộc Ki-dát. Oâng được bầu làm Hãn. Đây là bộ tộc đầu tiên của người Mông-cổ. Từ đấy, theo chế độ cha truyền, con nối. Đến đời thứ năm, lãnh chúa Hải-đô(4), nhờ thắng nhiều bộ tộc xung quanh, lập ra tiểu quốc Mông-cổ, được tôn làm Khả-hãn. Hải-đô chết, con là Bái-tính Hố- nhi (5) kế vị. Bá-tính Hố-nhi chết, con là Đôn-tất-nãi (6) lên thay. Đôn-tất- nãi chết, con là Cát-bất Luật-cơ (7) kế. Cát-bất Luật-cơ chết, con là Bát-ly- đơn (8) thay. Bát-ly-đơn chết, con là Dã-tốc-cai thế. Dã-tốc-cai lại chinh phục được một số bộ lạc trong vùng, giết Khả-hãn Thát-đát (9), thanh thế nổi bật trên vùng thảo nguyên. Dã- tố-cai chết, con là Thiết-mộc-chân lên thay.
Ghi chú của thuật giả:
(1) Kỳ-ác-ôn, NS phiên âm tiếng Mông-cổ. Kỳ nghĩa là khác lạ, ác là giòng nước, ôn là ấm áp. Xin đừng hiểu lầm với chữ ác ôn là dữ tợn, viết khác.
(2) Ki-dát, Bọt-di-linh, Qiyat, Borjinin.
(3) Bột-đoan Nghĩa-nhi, Bodoncar.
(4) Hải-đô , Quaidu.
(5) Bá-tính Hốt-nhi, Baiti Hulii.
(6) Đôn-tất-nãi, Dontalaii.
(7) Cá-bất Luật-cơ, Quantulai.
(8) Bát-lý-đơn Ambaqai.
(9) Thát-đát, Tartar, tên một bộ tộc thù nghịch với bộ tộc Mông-cổ, sinh sống ở Bắc Vạn-lý Trường-thành, Nam của Mông-cổ. Sau bị Mông-cổ thôn tính, tộc Mông-cổ, Thát-đát đồng hóa lẫn nhau. Sử Tây-phương cũng như người Trung-hoa dùng cái tên Thát-đát để chỉ Mông-cổ.
Từ đầu đến cuối, Thúy-Thúy im lặng ngồi nghe, bây giờ nàng mới lên tiếng :
- Thưa quận chúa ! Tại sao tổ tiên của Thiết Mộc Chân không giữ nguyên họ, mà mỗi đời mang một tên họ khác nhau như vậy ?
- Đó là truyền thống của dân vùng thảo nguyên. Khi sinh ra một người con, thì cha mẹ tự do đặt tên cho, mà không ghép tên với họ. Thường thì họ cứ nhân một biến cố, một giấc mộng, một sự kiện lúc sinh con mà đặt tên. Như khi Khả-hãn Dã Tốc Cai vừa chiến thắng bộ tộc Thát-đát, bắt sống lãnh chúa của họ là Thiết Mộc Chân. Khi trở về, thì vợ là bà Nguyệt-Luân sinh ra người con đầu lòng. Nhân đó người lấy tên Thiết Mộc Chân đặt cho con mình.
Câu chuyện mỗi lúc càng trở thành say mê, Thủ-Huy hỏi :
- Ban nãy muội muội nói rằng Thiết Mộc Chân từ một trẻ mồ côi, bị đời khinh khi. Cái vụ này ra sao ?
- Thiết Mộc Chân mồ côi cha vào năm chín tuổi. Câu chuyện như thế này : Thấy con đã chín tuổi, theo tục lệ vùng thảo nguyên, Dã Tốc Cai dẫn con đi săn, và cũng để đi tìm vợ cho con ở một bộ tộc khác. Trên đường đi, ông gặp Khả-hãn Đài Xếch Sên (1) của bộ tộc Ong Gi Rat (2) . Tộc Ong Gi Rát bấy giờ đông dân hơn, giầu có hơn, văn minh hơn bộ tộc Mông-cổ nhiều. Đài Xếch Sên gặp cha con Dã Tốc Cai thì mừng vô hạn. Ông kể : Đêm qua, ông mơ thấy một con chim ưng trắng, mắt đỏ như lửa, to lớn vô cùng, từ mặt trời bay xuống vùng này. Đạo sư của ông đoán rằng hôm nay sẽ có một người con trai, là con của thượng đế Mặt- trời qua đây. Vì vậy ông đi đón. Khi nhìn thấy đôi mắt của Thiết Mộc Chân, Đài Xếch Sên kêu lên : Thiếu niên kia ! Người là con trai của thượng đế Mặt-trời. Rồi ông ta đón cha con Dã Tốc Cai về khu lều trại của ông, đãi cơm. Ông hãnh diện, giới thiệu cha con Đài Xếch Sên với vợ con. Trong các con của ông, có người con gái tên Bật Tê (3) , mười tuổi cực kỳ xinh đẹp. Đêm đó, cha con Dã Tốc Cai ngủ tại khu lều trại của tộc Ong Gi Rat. Thiết Mộc Chân nói với cha : Con đã cảm nàng Bật Tê. Hôm sau, Dã Tốc Cai ngỏ ý hỏi Bật Tê cho con mình. Dĩ nhiên Đài Xếch Sên đồng ý liền. Theo tục lệ của thảo nguyên, thì Thiết Mộc Chân phải ở rể cho đến khi Bật Tê trưởng thành.
Ghi chú của thuật giả:
(1) Đài Xếch Sên, Dai Le Sage.
(2) Ong Gi Rat, Qonggirat hay Chunggirates.
(3) Bật Tê, Bota. Sau được phong làm Quang-hiến hoàng hậu. Bà nguyên họ Hoằng Cát Sắc (Angcatthat).
- Tuổi trưởng thành của vùng Thảo-nguyên là bao nhiêu ?
Thúy-Thúy hỏi :
- Tuổi này do luật định hay phong tục ?
- Do phong tục. Nam từ 12 đến 14. Nữ thì lớn hơn, từ 14 đến 16. Không biết ở Đại-Việt thì bao nhiêu ?
Đoan-Nghi trả lời :
- Bên Đại-Việt ta theo luật định thì nam là mười sáu, nữ là mười ba (Nữ thập tam, nam thập lục). Thôi muội muội tiếp đi.
- Thiết Mộc Chân ở rể được ban năm, thì một hôm có sứ giả của Dã Tốc Cai là Muôn Lịch (1)đến báo tin cho Đài Xếch Sên biết Khả-hãn của ông bị bệnh nặng sắp qua đời. Xin cho Thiết Mộc Chân về gặp cha lần cuối. Khi Thiết Mộc Chân về tới nhà, Dã Tốc Cai vẫn còn minh mẫn, ông trối trăn : Gần đây, trên đường đi săn trở về, ông qua khu vực lều trại của bộ tộc Thát-đát, giữa lúc họ đang mở hội. Họ mời ông vào chung vui. Nào ngờ, ông bị họ đánh thuốc độc. Bây giờ ông mới biết thì sự đã trễ. Ông dặn Thiết Mộc Chân ba điều :
- Một là khi ông chết rồi, các tộc trưởng, các bộ tộc quy phục có thể sẽ bỏ đi. Phải nín nhịn, đợi khi lớn rồi, sẽ chỉnh đốn lại
- Hai là phải diệt bọn Thát-đát để trả cái thù cha bị đánh thuốc độc.
- Ba là phải tối đề phòng bộ tộc Miệt-nhi (2) , vì trước đây Dã Tốc Cai đã xua quân đánh bộ tộc này, bắt một thiếu nữ xinh đẹp của họ là bà Nguyệt Luân (3) về làm vợ...
Ghi chú của thuật giả:
(1) Muôn Lịch, Thoát Đoan Hỏa Nhi, Mongliq.
(2) Miệt Nhi, Merkites.
(3) Nguyệt Luân, U Lân, Hoalun.
... Dã Tốc Cai chết đi để lại bà Nguyệt Luân là vợ chính, còn vợ thứ bao nhiêu bà thì không thấy nói đến. Thiết Mộc Chân có người em cùng mẹ là Cát Xa(1), ba người em khác mẹ là Bách Cơ Ta (2), Biên Gô Đài (3), và Tê Mô Gu. (4)
Đoan Nghi nhớ lại chuyện cũ :
- Hồi chị tới Mông-cổ chơi lần trước, đã gặp Cát Xa và Biên Gô Đài. Hai người đều là chiến tướng, khí vũ hiên ngang. Còn Bách Cơ Ta thì không thấy đâu ?
- Y bị Thiết Mộc Chân bắn chết từ hồi còn niên thiếu !
- ! ? ! ? ! ?
- Trước đây đang lúc thịnh thời, Dã Tốc Cai thống lĩnh Mông-cổ, có sự tranh chấp vùng lưu vực sông Long-lý-hà (2)với tộc Diệt-xích-ngột . Nay Dã Tốc Cai chết, các bộ tộc trong đoàn trại Mông-cổ âm thầm bỏ bộ tộc Ki-dát theo bộ tộc Diệt-xích-ngột. Ngay người bạn thân nhất, người mà Dã Tốc Cai trối trăn lúc lâm chung là Muôn Lịch cũng kéo cả tộc Thoát-đoan- hỏa theo bộ tộc Thát-đát. Y còn nói một câu tàn tệ « Giòng nước kia sâu mấy rồi cũng có ngày cạn. Viên đá kia rắn mấy rồi cũng có ngày thành cát nụi. Một người đàn bà với mấy đứa con dại, sao có thể thống lĩnh được cả một bộ tộc ». Thế rồi hết tộc này này đến tộc khác bỏ đi. Mỗi đoàn trại ra đi lại lùa theo một bầy gia súc của Dã Tốc Cai. Chỉ không đầy một tháng, mà hơn bốn chục nghìn liều trại, chỉ còn lại hai chiếc của gia đình Dã Tốc Cai. Thiết Mộc Chân không vì thế mà nản. Ông cùng các em cố gắng tranh sống, nhất định ở lại vùng đất của tổ tiên là vùng trù phú của lưu vực sông Long-lý-hà: Săn thú, chăn nuôi thú vật. Nhiều khi đói quá phải bắt cả chuột, cả rắn nước mà ăn. Thế nhưng chỉ Thiết Mộc Chân với Cát Xa chịu khó làm việc, còn ba đứa em khác mẹ là Bách Cơ Ta, Biên Gô Đài, Tê Mô Gu thì lười biếng. Chúng ỷ có sức khỏe, cứ đợi anh em Thiết Mộc Chân săn được thú về là cướp lấy. Thiết Mộc Chân căm hận trong lòng, cố nhường nhịn chờ dịp. Một lần ông săn được một con nai nhỏ, Bách Cơ Ta nhảy ra cướp lấy. Lập tức ông bắn vào người y hai mũi tên. Y chết tức thời.
Ghi chú của thuật giả:
(1) Cát Xa, Qasar.
(2)Bách Cơ Ta, Baktar.
(3) Biên Gô Đài, Balgutai.
(4) Tê Mo Gu, Taimoghu.
(5) Lý Long Hà, Onon.
Thúy-Thúy kinh ngạc :
- Tôi nghe nói tại xứ Mông-cổ có một mỹ tục hơi giống Đại-Việt, là người đàn bà dạy dỗ , quản chế con cái. Mà bà Nguyệt Luân là người phụ nữ siêu việt. Sao bà lại để các con giết nhau như vậy ?
- Vì Thiết Mộc Chân vốn trầm tư, ít nói. Ông hận thằng em lâu ngày mà không nói ra, rồi ông xuống tay thình lình. Trước thảm cảnh nồi da xáo thịt, bà Nguyệt Luân hét lên kinh khủng : Chúng bay thực giống như bầy chó điên, cắn xé lẫn nhau. Máu thịt chúng mày, mà chúng mày cũng không chừa ? Chúng mày có biết rằng làm như vậy là tự chặt chân tay mình không ? Từ đấy anh em Thiết Mộc Chân nhường nhịn nhau.
Thủ-Huy thắc mắc :
- Như vậy, bấy giờ coi như Mông-cổ không còn dân, không còn lãnh chúa, thế lãnh thổ của họ bỏ không sao ?
- Sau khi các bộ tộc bỏ đi hết, thì vùng nước ngọt, nhiều cây lành, lắm thú là bình nguyên sông Long-lý hà bỏ không. Lập tức hai lãnh chúa ở gần nhất là Thát-đáùt với Diệt-xích-ngột đưa dân tới chiếm ngự. Nhưng bấy giờ Thát-đát đang bị Kim đem quân đánh, nên lãnh chúa Diệt-xích-ngột là Tạc Gô Đài họp các bộ tộc thuộc quyền lại, tuyên bố rằng ông ta là Khả-hãn của bộ tộc Bọt-di-linh lẫn Ki-dát. Bất cứ người nào muốn cư trú trong vùng đất cũ của Mông-cổ, đều phải quy phục ông ta. Ông ta cho di chuyển lều trại thuộc quyền chiếm ngự lưu vực Long-lý hà. Thiết Mộc Chân cùng các em không coi lời tuyên bố của Tạc Gô Đài vào đâu. Ông cứ ở nguyên chỗ cũ, xua gia súc vào mục trường của tổ tiên để lại. Được tin báo, Tạc Gô Đài nổi giận, thân đem một đội kỵ mã đi bắt Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân phải trốn vào rừng. Tạc Gô Đài cho quân bao vây. Sau mấy ngày, Thiết Mộc Chân đói quá phải bò ra. Tạc Gô Đài dùng dây thoòng loọng chụp vào cổ ông, rồi kéo đi như kéo con thú. Để làm nhục Thiết Mộc Chân trước mặt các bộ tộc trước đây thuộc Mông Cổ, Tạc Gô Đài sai đóng gông ông, rồi cùng binh tướng mở tiệc ăn mừng. Mục đích làm Thiết Mộc Chân đói quá, phải năn nỉ, cầu khẩn xin ăn, hầu không còn uy tín trước mặt các bộ hạ cũ. Giữa lúc khốn cùng đó, thì thân phụ em xuất hiện cứu ra.
Thủ-Huy suýt xoa :
- À, cái vụ cứu này mới thực đúng là hiệp nghĩa. Cuộc giải cứu ra sao ?
- Bác Nhĩ Hốt cùng song thân em từ Trường-sa về tơí Mông-cổ, thì hỡi ơi, nơi trước kia có hàng mấy chục vạn lều trại, hàng mấy trăm ngàn gia súc, chỉ còn là bãi đất hoang. Bác Nhĩ Hốt đang ngơ ngẩn thì gặp bà Nguyệt Luân. Bà kể hết nguồn cơn, rồi khẩn khoản xin song thân em cứu con bà. Bác Nhĩ Hốt bầy ra một kế : Ông với song thân em trà trộn vào đám dân Mông-cổ quy phục Tạc Gô Đài, len lỏi trong đám người dự tiệc mừng. Phụ thân em dùng chỉ lực bắn vào người Thiết Mộc Chân một viên Định-tâm hoàn, để cho ông ngủ đi, không bị cơn đói hành hạ. Bọn Tạc Gô Đài thấy Thiết Mộc Chân ngủ mê, thì cho rằng ông chết ngất. Chúng sai giam ông lại. Đêm, Bác Nhĩ Hốt cùng song thân em đột nhập lều giam, cởi trói, phá gông cứu Thiết Mộc Chân, đưa lương thực cho ông ăn, rồi trốn khỏi khu lều trại. Nhưng Thiết Mộc Chân quá căm hận Tạc Gô Đài, ông muốn trộm chính con ngựa của y, mang đi. Bác Nhĩ Hốt khẩn khoản xin song thân em dùng khinh công đột nhập lều Tạc Gô Đài lấy thanh đao, cây cung, cái áo khoác của y đi, để y mất hết uy tín. Bởi theo tín ngưỡng dân Thảo-nguyên, người nào bị đối phương lấy mất cây cung, thì coi như bị đánh bại. Bị lấy mất thanh đao, thì coi như mất tính mệnh. Còn như bị lấy cả ngựa, cung , đao, áo khoác thì coi như bị giết, ngôi Khả-hãn bị đoạt, vợ con bị bắt làm tôi tớ. Thấy sự việc ngộ nghĩnh, thân mẫu em nhận lời liền. Hai vị nhập lều Tạc Gô Đài điểm huyệt y với người tỳ thiếp. Lại dùng kiếm gọt đầu, treo y lên cột lều, lấy áo khoác da, cây cung, ống tên và thanh đao, rồi cùng Bác Nhĩ Hốt, Thiết Mộc Chân trộm năm con ngựa riêng của y, trốn khỏi khu lều trại Diệt-xích-ngột.
Đoan-Nghi bật cười :
- Thế thân mẫu của em cũng học võ à ?
- Vâng, người là sư muội của Nam-thiên thần y Lê Thúc-Cẩn.
- Hèn gì bà có sẵn Định-tâm hoàn trong người. Em tiếp đi.
- Hôm sau cái tin Thiết Mộc Chân tự phá vỡ gông, dùng võ công bắt sống Tạc Gô Đài treo lên cột lều, đoạt ngựa, cung, tên, áo, đao mang đi...truyền rất mau khắp năm mươi vạn lều trại, rồi lan sang cả bộ tộc Thát-đát, Khắc-liệt, Nãi- man, Ong-gút, Miệt-nhi. Phụ thân em khuyên Thiết Mộc Chân nên cùng Bác Nhĩ Hốt cỡi ngựa của Tạc Gô Đài, mang cung, tên, đao, áo của y đi chiêu mộ những bộ tộc cũ của Mông-cổ. Chỉ trong vòng một tháng, các bộ tộc cũ lại trở về quy phục. Lưu vực Long-lý hà lại phồn thịnh hơn xưa. Trong dịp này có ba thiếu niên trẻ, nghe huyền thoại về Thiết Mộc Chân, đã dẫn cả bộ tộc mình tới phụ thuộc. Đó là Tốc Bất Đài, Gia Luật Mễ, Bác Nhĩ Truật. Phụ thân em đem tích Đại-Việt : Khai-Quốc vương nhờ cùng chín người em kết nghĩa với nhau, cùng chung lo quốc sự, mà làm được những chuyện kinh thiên, động địa. Vậy Thiết Mộc Chân cũng nên kết nghĩa huynh đệ với ba người nàyï. Thiết Mộc Chân làm theo ngay.
Nghe chuyện, Thủ-Huy cảm thấy cay đắng trong miệng. Công than thầm:
- Xưa kia Thuận-thiên thập hùng làm lên những công nghiệp vĩ đại như thế, mà nay Đại-Việt thất tiên lại chẳng ra gì. Đầu dây mối nhợ do Thụy-Hương chỉ biết có Tống. Rồi Long-Xưởng không thực lòng với các em. Trong thất tiên, thì Thụy- Hương, Long-Xưởng, Trang-Hòa đã ra người thiên cổ. Nay thì Đoan-Nghi với mình lưu lạc xứ người. Trong nước chỉ còn Tăng Khoa, Như-Như không biết ra sao ?
Đoan-Nghi thấy chồng thừ người ra, thì biết rằng Thủ-Huy đang cảm thán chuyện Đại-Việt thất tiên. Nàng hỏi một câu, để kéo Thủ-Huy khỏi cái buồn :
- Thế tình bạn giữa bốn người có thâm sâu không ?
- Họ đối với nhau còn hơn ruột thịt. Một lần Bác Nhĩ Truật dùng lưng đỡ nhát đao chí mạng của quân thù cứu Đại-hãn. Lần khác Gia Luật Mễ dùng miệng mút độc chất ở vết thương của Thiết Mộc Chân. Cái ngày công chúa với phò mã tới thăm Mông-cổ, Đại-hãn đem tất cả vàng ngọc ra tạ, để xin y sư Phạm Tử-Tuệ trị bệnh cho Tốc Bất Đài, Bác Nhĩ Truật. Bốn người cực kỳ thân thiết với nhau. Vì vậy Mông-cổ mới có ngày nay.
Chợt Thủ-Huy cau mày hỏi :
- Cứ như em thuật thì hồi ấy từ Tạc Gô Đài, Thiết Mộc Chân, cho tới Tốc Bất Đài... đều chưa biết đến võ công. Thế mà hồi tôi tới Mông-cổ, bốn tướng Tốc Bất Đài, Gia Luật Mễ, Triết Biệt, Bác Nhĩ Truật đều là những cao thủ hiếm có trên đời. Thế họ học võ từ bao giờ ?
- Sau vụ song thân em cứu Đại-hãn, thì ông mới thấy rằng cung, tên, cỡi ngựa không đủ, mà phải luyện võ công. Vì vậy, ông cho tế tác giả làm thương gia vào Kim, Tống, Liêu, Tây-hạ, Thổ-phồn... dò tìm những cao thủ bậc nhất, chiêu mộ. Nhưng các cao thủ chính phái không ai vì vàng mà truyền võ công ra ngoài. Chỉ có hai phái Trường-bạch, Liêu-Đông là chịu nhậïn vàng, truyền bản lĩnh cho Tốc Bất Đài, Bác Nhĩ Truật mà thôi. Về sau Gia Luật Mễ có cơ duyên được một đại tôn sư của Tây-hạ vì thù hận vua nước này giết cả nhà ông, mà truyền kiếm thuật sang Mông-cổ. Sau khi truyền hết bản lĩnh, ông dặn Gia Luật phải diệt triều đình Tây-hạ trả thù cho sư môn.
- Còn việc Thiết Mộc Chân làm con nuôi của Khả-hãn Khắc-liệt uyên nguyên từ đâu ?
- Thưa phò mã, nguyên lúc còn tại thế ông Dã Tốc Cai có kết huynh đệ với Khả- hãn Khắc-liệt là Vương Hãn. Khi Thiết Mộc Chân cùng với ba nghĩa đệ mới tái phục hồi được bộ tộc, thì không có một đội quân nào cả. Thấy Mông-cổ ngày càng thịnh, các bộ tộc kéo đến quy phục mỗi lúc một đông. Vùng thảo nguyên của Mông-cổ lại trù phú, phụ thân em khuyên Đại-hãn nên tập cho dân tập lối sống định cư, cất nhà mà ở hơn là lối sống lều trại. Khi Đại-hãn họp các tộc trưởng lại đưa ra trưng cầu ý kiến, thì quá ba phần tư chống đối. Họ muốn tiếp tục lối sống lều trại, không muốn cất nhà, cũng như trồng cấy.
Tử-Kim cười :
- Quận chúa! Tôi thử đoán xem có đúng không nghe : Những bộ tộc nghèo thì muốn thay đổi nếp sống. Còn những bộ tộc giầu, thì muốn giữ nguyên. Họ sợ thay đổi !
- Quả đúng như vậy. Đai-hãn ra quyết định : Tùy ý các tộc. Tộc nào muốn sống theo nếp cũ thì cứ tiếp tục. Tộc nào muốn thay đổi thì tùy ý. Các tộc trưởng muốn thay đổi, đa số là các tộc nghèo, và tộc Bọt-di-linh. Song thân em dạy cho họ phương pháp đốt cỏ, phá hoang, trồng ngũ cốc, trồng cây ăn trái, ngăn các ao hồ nuôi cá. Lại dạy họ lấy đất sét nung gạch, lên rừng đốn gỗ về xẻ làm nhà. Sau ba năm, khu lều trại lụp xụp nghèo nàn bằng da, không hàng lối, trở thành những khu nhà gạch, lợp ngói. Giữa nhưng căn nhà đó lại nhô lên những căn nhà lầu khang trang là nơi hội họp của bộ tộc. Bộ tộc Bọt-di-linh cất một ngôi nhà năm tầng, nửa theo lối lều trại, nửa theo kiến trúc Đại-Việt : Tường bằng đá, nóc bằng da. Mặt khác, các bộ tộc trồng cấy trở thành giầu có. Bấy giờ các bộ tộc khác mới chịu cho con em học canh tác. Mông-cổ đang là một bộ tộc nghèo, bỗng trở thành giầu có súc tích, không phải mua ngũ cốc của Tây-hạ, Trung-quốc, Kim nữa. Sang năm thứ tư thì ngũ cốc dư thừa, bán sang cho Thát- đát, Nãi-man, Khắc-liệt. Mông-cổ càng giầu hơn nữa. Bấy giờ Khả-hãn đã lớn, ông đem lễ tới bộ tộc Ong-gút, xin Đài Xếch Sên cho cưới Bật Tê. Trong khi đó mấy người em kết nghĩa cũng lấy vợ. Trong mấy năm ở lều trại, phụ thân em có thu mười đệ tử, rồi dạy võ công cho họ. Đại đệ tử, phụ thân em đặt cho cái tên là Mộc Hoa Lê. Phụ thân em thấy các ba bộ tộc lân cận Thát-đát, Miệt-nhi, Diệt-xích-ngột, đều có quân đội thực hùng mạnh, mà họ nghèo khổ. Trong khi Mông-cổ giầu có, lại chỉ có mấy đội dũng sĩ, thì lấy làm lo ngại có ngày chúng sẽ tràn sang cướp phá. Vậy phải gấp tổ chức trai tráng thành đội ngũ để phòng thủ. Đại-hãn nhờ phụ thân em lập một trường huấn luyện ở chân núi Bourkhane, để huấn luyện, tổ chức quân đội. Đại-hãn ra lệnh : Tất cả trai tráng từ 13 đến 60 tuổi đều phải đến trường học quân sự. Sau khi ra trường thì sung vào đội ngũ của tộc mình. Đợt đầu, huấn luyện ba trăm người, tổ chức thành ba đội. Việc huấn luyện vừa hoàn tất, chưa kịp xuất quân, thì một đêm, Mông-cổ bị địch thình lình tràn tới tấn công, cướp gia súc, bắt người mang đi. Sáng chúng rút hết. Thiết Mộc Chân và các nghĩa đệ, các em thoát nạn, lục tục trở về quy tụ lại dân chúng. Lúc bị tấn công, Thiết Mộc Chân cho rằng bọn Diệt-xích-ngột trả thù. Nhưng dân chúng cho biết, đó là bọn Miệt-nhi (Metkites) chúng đã bắt Bật Tê mang đi. Sở dĩ chúng cướp phá Mông-cổ, do trước đây Dã Tốc Cai đã tiến đánh bộ tộc của chúng, bắt bà Nguyệt Luân về làm vợ. Đại-hãn lên núi tìm phụ thân em, xin đem đội quân mới huấn luyện đánh bọn Miệ-nhi trả thù. Nhưng Tốc Bất Đài can rằng : Với ba trăm người không thể thắng nổi bọn Miệt-nhi đông tới hàng mấy vạn. Vậy cần phải cầu viện. Hai nơi có thể cầu viện là Khắc-liệt (Kétates) và Da-di-ra. Khả-hãn Khắc-liệt là Tô Ha Rin, bạn thân của Dã Tốc Cai. Hồi ông ta bị chú cướp ngôi, nhờ Dã Tốc Cai đem quân về đoạt lại ngôi vua. Hiện ông có trên mười vạn quân. Dân của ông sống cố định, chứ không phải là dân lều trại. Còn Da-di-ra, thì tộc trưởng là Trác Mộc Hợp, người bạn hồi thơ ấu của Thiết Mộc Chân, khi ông mồ côi. Oâng này không phải thuộc giòng quý tộc. Oâng xuất thân là nô lệ, đi thu nhặt những dân nghèo, nô lệ, rồi thành lập bộ tộc Da-di-ra. Thiết Mộc Chân nghe theo, đi cầu viện Khắc-liệt, quả nhiên Tô Ha Rin nhớ ơn cũ, nhận Thiết Mộc Chân làm con nuôi, cho mượn một vạn quân kị. Còn Trác Mộc Hợp, thì kéo toàn lực lượng hơn vạn quân nữa, giúp Mông- cổ. Thế là liên quân Mông-cổ, Khắc-liệt, Da-di-ra cùng tiến đánh Miệt-nhi. Quân Miệt-nhi bị phá tan. Dân chúng bị bắt làm nô lệ. Chiến lợi phẩm gồm tất cả gia súc, của cải chia ba cho Mông-cổ, Khắc-liệt, Da-di-ra. Bộ tộc Miệt-nhi bị xóa tên từ đó. Lãnh thổ bị sát nhập vào Mông-cổ. Khi Thiết Mộc Chân đến lều trại của cháu ruột mẹ mình là Sinh Rê Bô Cô (Sintébourcot) thì thấy Bật Tê đang ẵm một đứa con đỏ hỏn. Oâng đặt tên là Truật Xích (Djoutchi) có nghĩa là không mong đợi. Vì kể từ lúc Bật Tê bị bắt, đến lúc được đem về là 13 tháng, trong khi đứa trẻ mới hai tháng. Như vậy nó không phải là con của Khả-hãn.
- Cứ như em nói, thì dân chúng vùng Thảo-nguyên không trọng cái trinh trắng của phụ nữ. Họ coi đàn bà như một thứ đồ chơi. Nếu là phụ nữ Việt, Chiêm, Hoa, thì khi bị bắt, bà Bật Tê đã tự tử để tạ lòng chồng, và giữ thân thể cho trong sạch. Đây bà chấp nhận làm đồ chơi cho kẻ thù của chồng. Rồi khi được cứu về, nếu là một phụ nữ Việt, bà cũng xấu hổ, tự tử chết. Đây, bà thản nhiên như không có gì xẩy ra ! Rõ chán.
Đoan-Thanh đáp thản nhiên :
- Phò mã luận giống như mẫu thân em. Phong tục vùng Thảo-nguyên là như vậy đó.
- Trong trận này, thân phụ em có tham dự không ?
Đoan-Nghi hỏi :
- Ba trăm quân mới huấn luyện do ai chỉ huy ?
Đoan-Thanh đáp bằng giọng bùi ngùi :
- Song thân em đã chán công danh, nên chỉ giúp Thiết Mộc Chân, chứ không muốn vì ông ta mà chém giết người không thù, không oán với mình. Người trao ba trăm quân mới huấn luyện cho một người đệ tử là Mộc Hoa Lê. Cái tên Mộc Hoa Lê này do phụ thân em đặt cho anh ấy. Nghĩa là Hoa của gỗ cây Lê. Ngụ ý rằng : Mộc là khúc gỗ, phụ thân em tự ví như là một khúc gỗ, như một cây đã chết. Hoa Lê là hoa cây Lê. Ngụ ý hoàng-hậu của Thái-tổ nhà ta là công chúa của vua Lê, tức là hoa cây lê. Nhờ Hoa cây lê mà có triều Lý. Ba trăm quân do Mộc Hoa Lê tham chiến, đánh tan hơn năm nghìn quân Miệt Nhi, đã làm rung động vùng thảo nguyên. Sau trận đó, Khả-hãn trở thành Đại-hãn. Ông thấy rõ cái khác biệt giữa một đội quân được huấn luyện với đội quân chỉ là tráng đinh kết hợp. Ông đốc thúc việc huấn luyện khẩn cấp đặt tên cho loại binh này là chính-binh. Nên chỉ hơn năm sau, ông đã có một đội chính binh đông tới mười lăm ngàn người.
- Huynh có một điều thắc mắc.
Thủ-Huy hỏi :
- Phàm khi luyện quân phải căn cứ vào ba điều. Một là sao cho thích ứng với địa thế, khí hậu, thời tiết chiến trường. Hai là dùng để đối phó với loại địch quân nào ? Ba là tạo thêm sở trường, giảm sở đoản cho quân mình. Phụ thân muội nguyên là một đại tướng, thông hiểu binh pháp của công chúa Thánh-Thiên, của Khai-quốc vương, và cả Tôn Ngô binh pháp. Vậy người luyện quân cho Thiết Mộc Chân thể theo ý kiến ông ta, hay tự ý người ? Người tổ chức quân ngũ ra sao ?
- Thưa theo ý kiến của Đại-hãn ! Như bên mình thì chia năm người thành một ngũ (5 người), năm ngũ thành một lượng (25 người), năm lượng thành một tốt (125 người), năm tốt thành một lữ (625 người), năm lữ thành một sư (3125 người), năm sư thành một hiệu (15.625 người). Đại-hãn với phụ thân em luận bàn rằng việc giao tranh trên đồng cỏ này không có loại binh nào khác ngoài kị binh. Vì vậy chỉ cần thành lập các tốt là đủ. Mỗi tốt là một đơn vị độc lập, gọi là đoàn. Người Mông-cổ, từ năm sáu tuổi đã biết bắn cung, cỡi ngựa, nên phụ thân em đem thuật cỡi ngựa của Phù-Đổng Thiên-vương, cùng phép luyện kị binh ra trình bầy với Đại-hãn, rồi hai người thu thái kinh nghiệm của Mông-cổ, Đại-Việt tạo thành binh pháp mới. Đại-hãn nghe nói vào thời vua Trưng bên Đại- Việt mình dùng nữ tướng, nữ binh. Thời Anh-vũ Chiêu-thắng, Thái-úy Lý Thường- Kiệt cũng dùng nữ tướng, nữ binh, lại tổ chức cho tất cả đàn bà trẻ con luyện tập để khi có giặc thì tự vệ, để quân đội rảnh tay đối phó với giặc. Đại-hãn ban lệnh ngay : Phụ nữ, trẻ con cũng phải học bắn cung, cỡi ngựa, phương pháp phòng thủ dinh trại, bảo vệ người già. Chỉ hơn năm sau, Mông-cổ đang là một bộ tộc bậc trung, vươn mình trở thành một nước hùng mạnh đứng thứ năm trong vùng Thảo-nguyên.
Thúy-Thúy tò mò :
- Thưa quận chúa, bấy giờ vùng Thảo-nguyên có những nước nào hùng mạnh hơn Mông-cổ ?
- Mạnh nhất phải kể Nãi-man, dân đông, sống theo chế độ nông nghiệp , lại du nhập văn minh của Trung-quốc, Tây-hạ, Thổ-phồn. Tổ chức triều đình, chính quyền rất chặt chẽ. Thứ nhì là Khắc-liệt, vừa sống theo lều trại, vừa sống chế độ nông nghiệp. Khả-hãn, các thủ lĩnh địa phương sống trong những thành trì bằng đá. Thứ ba là Thát-đát, nước này sống sát ngay phía Bắc Vạn-lý trường thành, Đông giáp bộ tộc Nữ-chân, gốc của Kim. Dân Thát-đát vừa hung dữ, vừa thiện chiến, lại giầu có. Họ sống nửa định cư, nửa lều trại. Tổ tiên họ từng tràn vào cướp phá Trung-nguyên, khiến Tần Thủy-Hoàng phải xây Vạn-lý Trường- thành. Sử Trung-nguyên gọi họ là Hung-nô. Thứ tư là nước Diệt-xích-ngột, sống hoàn toàn bằng lều trại, có hơn trăm bộ tộc hoặc quy phục, hoặc bị cai trị. Quân số trên ba chục nghìn thiết kị... Đại-hãn bốn nước thấy Mông-cổ giầu có, hùng mạnh mau chóng, đều có ý ganh ghét, muốn đem quân đánh. Nhưng không nước nào dám cả. Về sau Đại-hãn Thát-đát, Nãi-man mật sai sứ xúi dục Diệt-xích-ngột đánh úp Mông-cổ, để trả thù việc Thiết Mộc Chân ngoa ngôn là đánh bại Khả-hãn Tạc Gô Đài, cướp cung, tên, đao, áo, ngựa. Lúc đầu Tạc Gô Đài không mắc mưu. Nhưng lãnh thổ của Mông-cổ, Diệt- xích-ngột ở cạnh nhau, mà dân chúng Mông-cổ giầu có súc tích, trong khi dân Diệt Xích Ngột thì nghèo khó. Cứ mỗi tháng lại một vài bổ tộc bỏ Diệt-xích-ngột sang quy phục Mông-cổ. Đứng trước thế một mất, một còn, Tạc Gô Đài phải quyết định đánh úp Mông-cổ.
Thủ-Huy suýt xoa :
- Trận này ắt hẳn kinh khủng lắm ! Vì một bên ít quân, nhưng được huấn luyện có phương pháp, chỉ huy thống nhất, nhưng lại phải bảo vệ cơ sở, vướng vợ con. Một bên đông đảo lại ra quân bất ngờ. Trận chiến diễn ra sao ?
- Từ chỗ xuất quân của Diệt-xích-ngột tới lãnh thổ Mông-cổ mất ba ngày sức ngựa. Khi họ đi được một ngày thì thám mã Mông-cổ phát giác. Thám mã phi như bay về báo cho Đại-hãn. Đại-hãn kinh hoảng vội triệu tập buổi hội khẩn cấp. Các quý tộc thuộc nhóm chủ trương sống lều trại đều bàn nên cho gia đình rút chạy trước. Ngược lại các quý tộc thuộc phe chủ trương sống định cư, canh tác bàn nên chống trả.
Thủ-Huy cười :
- Dĩ nhiên là thế. Vì nếu rút chạy, thì nhà cửa, hoa mầu bị tàn phá hết. Tôi đoán, chắc chắn Thiết Mộc Chân sẽ không rút chạy. Bởi Mông-cổ sở dĩ giầu có là do việc cải tổ nếp sống du mục sang nếp sống nông nghiệp. Bây giờ rút chạy, thì tan nát hết.
- Đúng như phò mã luận. Đại-hãn quyết định không bỏ chạy. Nhưng còn chiến thuật ? Chiến thuật thông thường của các bộ tộc thảo nguyên khi bị tấn công thì lập tức tập trung các xe lại thành một bức thành. Còn quân thì chia làm hai. Một cánh núp sau bức thành phòng thủ. Một cánh dàn ra ngoài nghênh. Nếu như thắng địch thì cánh thủ tràn ra đuổi theo. Còn cánh nghênh chiến thì lui lại thu nhặt tử thi, cứu cấp các thương binh. Phụ thân em đưa ra ý kiến...
Thủ-Huy vẫy tay cho Đoan-Thanh ngừng lại :
- Phụ thân của muội là người thông thạo chiến pháp của Kinh-Nam vương. Mà Kinh-Nam vương nổi danh là người dùng kị binh như thần. Để tôi bàn xem có đúng không nghe. Người sẽ đề nghị như sau : Những đội quân chưa được người huấn luyện, đàn bà, trẻ con sẽ thủ trại. Còn các đội quân được huấn luyện sẽ dàn ra tại một chiến trường đợi sẵn. Như vậy bắt buộc quân địch phải chia lực lượng làm hai. Chúng sẽ đem quân tinh nhuệ làm cánh thứ nhất tấn công vào khu lều trại. Còn một ít quân không tinh nhuệ làm cánh thứ nhì, giao chiến với chính binh. Thế là khi tấn công vào bức tường phòng thủ, địch bị bất ngờ vì sức kháng cự của tráng đinh, đàn bà, trẻ con được huấn luyện, được tổ chức thành đội ngũ. Trong lúc đó, chính binh đã đánh tan cánh thứ nhì, quay ra đánh tập hậu cánh thứ nhất... Có đúng không ?
- Quả như phò mã luận. Chỉ có khu lều trại của các tộc chủ trương sống du mục phải đem xe quây lại, làm bức thành mà thôi. Còn khu vực các bộ tộc định cư, thì đã được đào hào sâu, dưới hào đặt chông, phía trong có chính binh đã dàn sẵn, người ngựa đều khỏe. Địch xung phong tấn công vào khu phòng thủ, năm sáu đợt đều bị đánh bật ra. Lúc đầu chúng nhắm vào khu định cư. Kị binh bị các hào sâu cản lại. Một số liều lĩnh bỏ ngựa vượt hào tấn công, thì bị đạp phải chông, bị lực lượng phòng thủ bên trong bắn ra. Đám khác bỏ ngựa tiếp cứu, lại bị bắn ngã. Tướng chỉ huy thấy vậy, quyết định bỏ thương binh, bỏ tử sĩ, đem toàn lực tấn công bức tường thành lều trại. Chúng gặp sức chống trả mãnh liệt. Nhưng lực lượng tấn công đông hơn, chúng đã tràn ngập được mấy doanh lớn. Trong khi đó, các binh đội chính binh Mông-cổ dàn ra thành mười hàng, trên một chiến tuyến dài. Quân Diệt-xích-ngột cậy đông người hơn, chúng dàn thành năm lớp. Chúng cho lớp đầu toàn thiết kị xung phong tới phóng lao, rồi quay trở lại. Quân Mông-cổ vẫn bất động. Chúng lại cho lớp thứ nhì tấn công, lớp thứ ba trợ lực. Quân Mông-cổ đổi mặt tiền ra mặt hậu, lùi liền hơn trăm trượng, rồi quay lại như cũ. Lớp thứ nhì, thứ ba của địch phải phi xa hơn trăm trượng, thì ngã lổng chổng, vì ngựa đạp nhằm bãi chông. Nhưng quân địch cũng vượt qua được bãi chông. Hai bên cùng giao tranh ác liệt. Phụ thân, mẫu thân, sư huynh Mộc Hoa Lê, mỗi người thân chỉ huy năm tốt như ba mũi tên chọc thủng phòng tuyến địch xông vào bắt chúa tướng. Tạc Gô Đài cùng hầu hết các chúa tướng bị điểm huyệt bắt sống. Trận tuyến địch bị phá vỡ. Các tộc trưởng kéo quân bỏ chạy. Khả-hãn ra lệnh : Tất cả chính binh mỗi người dắt theo ba con ngựa, phi bất kể ngày đêm, ngựa mệt thì đổi, đuổi theo đến tận khu lều trại của địch, tràn vào chiếm lĩnh. Nhờ vậy mà chỉ một trận, toàn quân Diệt-xích-ngột bị đánh tan. Dân chúng bộ tộc Diệt-xích-ngột bị bắt chia cho các bộ tộc Mông-cổ làm nô bộc. Các bộ tộc theo Diệt-xích-ngột kéo về phụ thuộc với Đại-hãn Thiết Mộc Chân.
- Trận này Mông-cổ thiệt hại nhiều hay ít ?
Đoan-Nghi hỏi :
- Còn tù binh bị bắt thì Thiết Mộc Chân đối xử ra sao ?
- Mông-cổ thiệt hại nặng là thiệt hại của những đạo quân chưa được song thân thần huấn luyện. Còn những đạo quân thụ huấn rồi thì thiệt hại rất ít. Thiệt hại của dân chúng các khu định cư rất nhẹ. Ngược lại các khu lều trại thì nặng. Trong khi giao đấu, Đại-hãn bị trúng một mũi tên vào cổ, chất độc phát tác làm mê man. Nếu đưa về Tổng-hành dinh cho mẫu thân thần chữa trị thì không kịp. Trong khi nguy cấp, dù biết rằng có thể hại đến tính mệnh, nhưng người em kết nghĩa Gia Luật Mễ vẫn ghé miệng vào vết thương hút chất độc cho nghĩa huynh Thiết Mộc Chân. Kết qủa Khả- cứu trị hai người. Khi tỉnh dậy, Khả-hãn truyền đem tất cả hãn thoát chết, nhưng cả hai người cung mê mê tỉnh tỉnh. Nghe tin này, mẫu thân thần phi ngựa hỏa tốc ra mặt trận, 72 viên tướng địch bị bắt, chất lên dàn củi thiêu sống trước mặt thân nhân tử sĩ, dân chúng Mông- cổ bị giết trong khi giao tranh. Lại cũng cho thân nhân chúng đứng xem để cho đau khổ. Còn hơn mười nghìn tù binh, thì Đại-hãn hứa rằng : Hãy cho chúng làm lao binh, tức vận chuyển lương thực, tắm ngựa, căng lều, chế tạo vũ khí trong một năm. Nếu xét ra có lòng trung thành, sẽ cho làm dũng sĩ. Riêng Tạc Gô Đài thì một là thù hận chồng chất đã ba đời ; hai là phải hành hình sao cho dân chúng Diệt-xích-ngột, Mông-cổ thấy rằng y là một thằng hèn, để sau này không một người nào trong đám con cháu cũng như bộ hạ của y dám nghĩ đến phục hồi nữa. Đại-hãn sai tập họp dân chúng, quân sĩ để người với y đấu cung-tên, đấu võ. Tạc Gô Đài chưa từng học võ, thì sao y chịu nổi hai chiêu của Thiết Mộc Chân ? Y bị đánh bại văng xuống ngựa, bị nắm tóc nhắc lên như con thỏ. Rồi Đại-hãn tổ chức mừng chiến thắng, Tạc Gô Đài bị giam trong cái cũi, bị bỏ đói, đặt giữa các bàn tiệc. Ngày đầu y còn chịu được, sang đến ngày thứ hai, đói quá, y kêu gào xin ăn, thì được ném cho một miếng thịt thừa, để y khỏi chết. Cứ như vậy sau một tháng, người y gầy trơ xương. Y mất hết ý chí. Đại-hãn truyền nuôi y thực đầy đủ, trong vòng ba tháng, y béo tốt như xưa, bấy giờ mới tổ chức đại hội dân chúng, rồi đem y ra xử lăng trì (xẻo thịt) giống như bên Đại-Việt mình. Sau khi xẻo ba miếng thịt, thì một cận vệ thân tín của Khả-hãn, nguyên là bộ hạ cũ của y, quỳ gối xin tha cho y. Khả-hãn cảm cái nghĩa khí, lòng can đảm của viên cận vệ, truyền tha cho y cùng với vợ con, lại cấp lương thực, xe, ngựa, để y lên đường. Nhưng khi y rời khỏi lãnh thổ Mông-cổ thì gặp bọn Thát-đát đi săn. Vốn thù hận Mông-cổ, chúng thấy xe, ngựa mang ký hiệu của Mông-cổ, thì xúm vào giết người, cướp của.
Ghi chú của thuật giả:
Về cái chết của Tạc Gô Đài, mỗi sách chép một cách khác nhau. NS, MCMS không nói rõ.
Sử Ba-tư chép: Bẩy chục viên tướng Diệt-xích-ngột bị quẳng vào vạc nước sôi.
Sử Liên-sô chép : Thiết Mộc Chân cho dát bạc cái sọ của Tạc Gô Đài, dùng làm bình rượu. Đời sau gọi là Cơn phẫn nộ của Thành Cát Tư Hãn
Sử liệu chính của Mông-cổ là MCMS thì chép Tạc Gô Đài bị bọn cướp Thát-đát giết. Tôi thuật theo sử liệu này.
Thủ-Huy gật đầu tỏ ý hài lòng hỏi :
- Viên cận vệ xin tha cho Tạc Gô Đài là người thế nào ? Về sau tiến trình của y có khá không ?
- Y tên là Diệt Ga Đài ở bộ tộc Ích-xu. Nguyên sau trận đánh với Diệ-xích- ngột, Thiết Mộc Chân bị thương suýt mất mạng. Trong khi trở về tổng hành dinh, cổ vẫn còn băng vải, thì một kị mã trong tàn quân Diệt-xích-ngột đón đường ông.
Y nói :
« ...Chính tôi đã bắn phát tên làm cho Khả-hãn bị thương. Nếu Khả-hãn muốn trả thù thì xin cứ giết tôi đi. Tôi không hề hối hận, bởi tôi đáng tội chết, vì đã phò một bạo chúa, mà bắn một hanh hùng. Còn như Khả-hãn thu dụng tôi, thì tôi sẽ sung sướng vì được phò tá một minh chúa. Kìa, núi kia tuy cao, Khả- hãn bảo tôi vượt qua, tôi sẽ qua, không chùn bước. Sông kia tuy sâu, Khả-hãn bảo tôi lội tôi không nề hà ».
- Hay ! Rồi sao ?
Thủ-Huy hỏi : Chắc ông ta tha cho y !
- Vâng ! Bọn cận vệ rút gươm ra, chỉ cần một mệnh lệnh là băm vằm tên kị mã đó ra như băm chả. Thiết Mộc Chân mở to mắt nhìn gã kị mã, y vẫn nhìn thẳng vào mặt ông, không tỏ ra sợ hãi. Khả-hãn hài lòng, nói với y : Người thực là một dũng sĩ can đảm, ngay thẳng. Ta tha cho người. Người hãy tìm lấy mười người nữa, thành lập một thập phu, theo cận vệ ta. Để kỷ niệm ngày tương phùng kỳ lạ, ta đặt tên cho người là Triết-Biệt (Djébé, Mũi-tên).
Thủ-Huy, Đoan-Nghi cùng reo lên , rồi chỉ vào Tử-Kim:
- Chúng ta đã gặp y trong lần thăm Mông-cổ. Y đấu tên với thân phụ đệ. Tuy bị thua, nhưng y thực hào hùng. Chính y thù tiếp phụ thân đệ, để tỏ lòng khâm phục. Võ công y cũng vào loại khá.
Chợt nghĩ tới vụ Long-Xưởng được mình và các em giúp, rồi khi chí đã đạt thì trở mặt.
Thủ-Huy hỏi :
- Xưa nay, những người thành công trong điều kiện gian nan, đạt mục đích thì tỏ ra khí phách của một anh hùng chân chính. Họ trọng đãi, chia ngọt sẻ bùi với người phò tá mình. Hai là bọn gian hùng, khi tự biết mình vô tài, chó ngáp phải ruồi mà thành công. Chúng sẽ giết hết những người đã xả thân vì chúng, nhưng có tài hơn chúng. Bây giờ Thiết Mộc Chân cũng thành công khi trải trăm nghìn gian nan. Thế ông ta đối vơí thủ hạ như thế nào ?
- Đại-hãn vẫn coi các tướng như chân tay. Tuy vậy cũng có đôi chút sứt mẻ.
- Có người phản ông hẳn ?
Thủ-Huy hỏi :
- Hay ông cũng tầm thường như người Việt mình nói , giầu đổi bạn, sang đổi vợ ?
- Không phải vậy ! Hoàn cảnh đưa đẩy, mà ông không thể cưỡng nổi.
- Nghĩa là ? ? ?
- Trong tất cả các bạn, thì Trác Mộc Hợp là người bạn thời thơ ấu duy nhất của Đại-hãn. Khi Đại-hãn bị Tạc Gô Đài làm nhục, Trác Mộc Hợp vẫn không bỏ bạn. Bộ tộc Da-di-ra của Trác Mộc Hợp vẫn trung thành với ông. Khi Đại-hãn tái lập Mông-cổ, Trác Mộc Hợp đem bộ tộc Da-di ra theo về quy phụ. Trong trận phục thù đánh bọn Miệt-nhi, Trác Mộc Hợp đem binh tướng trực thuộc đi tiên phong. Rồi trận chiến sinh tử vơí Tạc Gô Đài, Trác Mộc Hợp cũng đem quân theo giúp. Thành công lớn, tuy Thiết Mộc Chân được bầu làm Đại-hãn, nhưng vẫn phải chịu sự chi phối của hội đồng quý tộc, của các tộc trưởng. Nhất là các Đạo-sư. Hai loại người này thường kỳ thị giai cấp rất mạnh. Thế mà bộ tộc của Trác Mộc Hợp nguyên là những dân hèn hạ, những dân nghèo khó bị khinh khiến tại vùng Thảo- nguyên. Bây giờ, Mông-cổ là nước lớn, bọn này cực kỳ hãnh diện, ấy vậy mà trong các buổi họp, họ thấy Trác Mộc Hợp ngồi ngang với họ, họ thấy dân Da-di- ra nghèo nàn, hèn hạ sống lẫn vơí dân của họ. Họ chịu không nổi. Hàng ngày dân chúng các bộ tộc khác luôn tìm cớ gây sự với dân Da-di-ra. Theo tục vùng thảo nguyên, thì khi có sự đụng chạm giữa sắc dân quý với sắc dân hèn, thì dân hèn phải bị xử thua. Theo luật mới của Đại-hãn, thì bất cứ dân nào thuộc Mông-cổ cũng phải được cư xử bình đẳng.
Thủ-Huy than :
- Khó đấy ! Nếu tôi là Đại-hãn, nhất định tôi không chịu xa Trác Mộc Hợp. Dù sao y cũng là người từng xả thân cứu ông bao phen.
Đoan Trang than :
- Nhưng Đại-hãn lại làm theo ý muốn của số đông. Tất cả các tộc trưởng đặt vấn đề với Đại-hãn : Không thể chấp nhận dân Da-di-ra ngang hàng với dân họ. Cũng không thể để Trác Mộc Hợp ngồi ngang với họ. Hội đồng quý tộc họp lại, đưa ra quyết định, yêu cầu Đại-hãn phải loại bộ tộc Da-di-ra ra khỏi Mông-cổ, bằng không họ ra đi. Trước nguy cơ tan vỡ, Đại-hãn đành tổ chức buổi họp các nhà quý tộc, tuyên bố chia tay vơí Trác Mộc Hợp. Thế là Trác Mộc Hợp kéo bộ tộc Da-di-ra ra đi.
- Thế Trác Mộc Hợp có hận Thiết Mộc Chân không ?
- Ông ta quá phẫn uất, âm thầm kéo bộ tộc mình về vùng đất cũ, rồi ngửa mặt lên trời mà thề rằng :
« ... Trời xanh thấu cho tôi. Tôi đem tất cả sức lực, tuổi trẻ ra giúp người. Bây giờ người phụ tôi !... »
- Thế rồi tại sao ông ta lại theo Khắc-liệt ?
- Bấy giờ, Thiết Mộc Chân tuy thắng Diệt-xích-ngộït, Miệt-nhi, Thát-đát, nhưng chỉ đánh giết được Đại-hãn của họ, quy phục được một số bộ tộc trực thuộc. Còn những bộ tộc hùng mạnh ở xa, họ vẫn đứng một mình. Bây giờ họ cảm thấy khó mà yên được với Thiết Mộc Chân. Nghe tin Trác Mộc Hợp bị xua đuổi, họ liên kết với ông ta, thành lập một nước lớn ngang với Mông-cổ. Trác Mộc Hợp được bầu làm Đại-hãn.
Thủ-Huy cười , tỏ vẻ khoái trá :
- Phải như vậy ! Trác Mộc Hợp cũng khá đấy chứ ! Thế bọn theo ông ta là những ai ?
- Nhiều lắm ! Đại-hãn Miệt-nhi là Tút Sa, Đại-hãn Ong-gi-rát là Bạc Gút, Đại- hãn Diệt-xích-ngột là Sen Dút, Đại-hãn Thát-đát là Ha Ta Khít...và khoảng năm chục bộ tộc chưa thần phục. Các Đại-hãn họp nhau lại, tổ chức cuộc tế trời lớn nhất trong lịch sử thảo nguyên. Lễ vật có ngựa trắng, bò rừng, cừu, chó. Rồi họ lên núi đốn một cây thực lớn, lăn xuống giòng sông, thề rằng : Kẻ nào trong anh em chúng ta phản bội, sẽ như cây này. Địa điểm mà họ thề cách xa kinh đô Hoa-lâm của Mông-cổ không đầy trăm dặm, mà Đại-hãn không biết gì. Sau khi tuyên thệ xong, Trác Mộc Hợp xua quân tấn công Đại-hãn tức thì
Thủ-Huy vỗ đùi :
- Giặc ngoài dễ phòng, giặc trong khó đánh. Cái khoảng cách một trăm dậm (50 km), thì chỉ cần nửa giờ sức ngựa. Trác Mộc Hợp ra quân như vậy thì Thiết Mộc Chân ắt bị đại bại ?
Đoan-Thanh lắc đầu :
- Ông ta không bại !
- Sao vậy ?
- Nguyên trong đám Khả-hãn mời tham dự buổi hội thệ có bố vợ Đại-hãn là Đài Xếch Xên. Ông ta không đi dự, sai người cấp báo cho chàng rể. Đại-hãn kinh hoàng, khẩn tập trung quân mai phục chờ đợi Trác Mộc Hợp. Đoàn quân ô hợp của Trác Mộc Hợp bị lọt ổ phục kích, bị đánh tan. Ông ta chạy bán mạng sang đầu quân cho Tang Côn.
- Vậy trong trường hợp nào Thiết Mộc Chân được Kim phong tước Bắc-cường chiêu-thảo sứ ?
Thủ-Huy hỏi :
- Còn Tô Ha Rin được phong vương ?
Đoan-Trang uống một hớp nước rồi trả lời :
- Sau khi thắng Diệt-xích-ngột, sát nhập các bộ tộc quy phục Tạc Gô Đài vào với Mông-cổ. Rồi lại thắng liên binh Trác Mộc Hợp, thì Mông-cổ đang là một bộ tộc trung bình, bỗng trở thành một nước lớn, dân đông, lãnh thổ trở thành rộng bao la, chiếm hết khu lưu vực tài nguyên phong phú sông Long-lý hà. Bấy giờ tộc Thát-đát đang lúc thịnh thời, thường vượt Vạn-lý Trường-thành vào đánh phá Kim. Kim nghĩ đến dĩ độc, trị đ