Chương 7: Mô Kim hiệu úy ( Bắc phái)

Trời về đêm rất yên ắng , điểm dừng chân tiếp theo của Đức Nguyên và Gia Minh là một quán trọ ở khá hoang vắng , nhưng rất sạch sẽ. Quán trọ gồm hai tầng lầu , hai người cùng ở chung trong căn phòng cuối hành lang tầng hai. Dưới ánh đèn vàng vọt của ngọn nến, Vũ Đức Nguyên như lạc vào câu chuyện đầy những bí ẩn , rùng rợn mà Cố Gia Minh đang kể. Biết bao những sự việc, biến cố như những thước phim vụt qua trước mắt Nguyên, người huynh đệ này đã vượt qua biết bao trắc trở và đánh cược bằng cả tính mạng của bản thân.

Nói về những quy tắc “ thăng quan phát tài “ của Mô Kim hiệu úy thì phải quay lại lịch sử cách đây cả ngàn năm.Từ ngàn năm trước, ở đất nước Trung Hoa đã có nghề trộm mộ, họ bao gồm bốn phái chính là Mô Kim, Phát Khâu, Ban Sơn đạo nhân , Xả Lĩnh ( Tạ Lĩnh lực sĩ), chính từ đó trong nhân gian lưu truyền những câu ca dao :

Mô Kim , Phát Khâu ,

Ban Sơn, Xá Lĩnh .

Dò mồ đổ đấu .

Thăng quan phát tài

Phái Mô Kim bắt đầu xuất hiện từ thời Chiến quốc, còn phái Phát Khâu đã bắt đầu được hình thành từ thời Hậu Hán , vốn từ một mạch mà ra vì vậy thủ đoạn trộm mộ cũng gần tương tự như nhau , nhưng ở thời đó vẫn chưa gây được thanh thế. Mô Kim nổi tiếng với bùa Mô Kim không sợ tà ma còn Phát Khâu có Ấn Phát khâu trên khắc tám chữ “ Thiên quan tứ phúc, bách vô cấm kỵ”,đều được coi như là bảo vật trấn phái. Đến thời Tam quốc phân tranh, hai phái này được Tào Tháo lập lên như một “đội phản ứng nhanh” để chuyên đi đào mộ mới thực sự gây ra được nhiều tiếng vang. Lấy cớ là cần bổ sung quân lương để dẹp yên loạn thế , trả lại cuộc sống bình yên cho bách tính trong thiên hạ, đã thu hút được rất nhiều cao thủ đổ đấu thời bấy giờ tham gia. Đồng thời cũng thiết lập được một đội quân đổ đấu chính quy, chuyên nghiệp.Cổ nhân có câu : “ Danh bất chính , ngôn bất thuận”, ngành nghề có tên hiệu của tổ sử gia mới có thể trở thành một hệ thống , truyền thừa cho hậu thế. Do vậy , Tào Tháo đã đặt ra hai chức quan là Mô Kim hiệu úy và Phát Khâu trung lang tướng để hợp thức hóa việc đào mổ , quật mả của mình. Cũng từ đó , bên cạnh hình tượng một nhà chính trị ,quân sự tài ba nhưng gian hùng trong “ Tam quốc diễn nghĩa” cũng bị người đời coi thường , mỉa mai gọi là “ Trộm mộ Trung lang tướng “ , “ Vơ tiền hiệu úy”.

Bí thuật của Mô Kim và Phát Khâu đều lấy “Dịch” làm đầu , lấy “sinh” làm phép tắc. Sinh sinh biến hóa gọi là “dịch” , đại đức trời đất gọi là “sinh”.Cũng chính vì thế , hai phái này đã phát triển một hệ thống các quy định và đủ loại kỹ thuật thủ nghệ cùng hệ thống dịch lý ngũ hành , đến thời nhà Đường coi như hoàn bị [1] , về sau dung nạp thêm những tinh túy trong lý luận phong thủy của Hình Thế tông ở Giang Tây, hình thành những bí thuật phong thủy độc đáo, chỉ Mô Kim hiệu úy mới biết, chẳng hạn như Tầm Long quyết hay thuật Phân kim định huyệt. Tại sao lại nói chỉ Mô Kim hiệu úy mới biết mà lại không nhắc đến Phát khâu Trung lang tướng , đơn giản là sau giai đoạn mạt vận[2] của đời nhà Tống không ai còn nhắc đến Phát Khâu nữa mà hợp lại gọi là Mô Kim hiệu úy. Dám hành nghề đào mộ quật mả, can trường là chuyện nhỏ, còn phải là tay sâu dày về huyền học, phong thủy... cũng như các loại cạm bẫy chính là để chỉ đám Mô Kim hiệu úy này.

Các Mô Kim hiệu úy đa phần là hạng có lòng lập thân tế thế cứu đời thường tập hợp lại thành nhóm dăm ba người không có danh phận sư đồ chỉ có đồng môn, dùng ấn phát khâu và bùa mô kim, ám hiệu, mật khẩu, kĩ thuật riêng biệt, chỉ cần hiểu những quy tắc của nghề để chứng minh thân phận. Mô kim hiệu úy tuy là trộm song có đạo , đạo tặc mà không xa rời đại đạo , kính qủy thần nhi viễn chi. Vì vậy, giới luật của Mô kim hiệu úy rất nghiêm ngặt , không như đám trộm mộ thông thường. Một ngôi mộ chỉ được vào một lần , một lần chỉ được lấy từ một đến hai món đồ.Tại sao lại có quy định này? Một là tránh làm quá lớn, sợ số phận của mình không gánh nổi nhiều của cải mà mang họa vào thân. Thứ hai, cũng là quan trọng nhất, mộ cổ trong thiên hạ tuy nhiều nhưng sớm muộn gì cũng khai quật hết , mình đã phát tài thì không lên quá tuyệt tình cũng phải để lại một đường sống cho các đồng nghiệp khác. Nếu hai mô kim hiệu úy cùng nhòm ngó một ngôi mộ , thì ai đến trước là của người đó , tuyệt đối không xảy ra tranh chấp.Điều này cũng giúp ta phân biệt đám trộm mộ thông thường với Mô kim hiệu úy chính thống.Đám trộm mộ có thể chỉ vì một hai món đồ mà chém giết lẫn nhau , một khi đã vào mộ là khuân cho bằng sạch không chừa lại thứ gì. Hành động này cũng tương tự như việc không chừa lại đường sống cho mình , trong đời có nhân ắt có quả quá tham lam sẽ không nhận được kết cục tốt đẹp.Nhưng Mô Kim hiệu úy cũng được chia thành Bắc phái và Nam phái. Bắc phái tuân theo những quy định một cách nghiêm ngặt hơn, sau khi vào mộ thường thắp một ngọn nén ở phía Đông , gà gáy, trời sáng phải lập tức rời khỏi mộ. Nam phái thì quy củ có phần lỏng leo hơn, không câu lệ tiểu tiết , không để ý đến quá nhiều quy tắc như bắc phái.Chính vì vậy, bắc phái thường mắng bọn người nam phái là phường thảo khấu [4] , còn người nam phái lại mắng bắc phái là bọn dở hơi , đổ đấu là đổ đấu còn tuân theo lắm quy tắc lằng nhằng. Nhưng mỗi phái lại có những sở trường riêng của mình, Bắc phái nghiêng nhiều về Tầm long quyết còn phái lại là Phân kim định huyệt. Nói như vậy , không có nghĩa Bắc phái chỉ có khả năng tầm long bắt mạch còn phái chỉ biết phân kim định huyệt, mà họ chỉ giỏi hơn về một phần nào đó trên cơ bản vẫn thành thạo cả hai bí thuật trên.

Đến đây, cũng đã tờ mờ sáng , gà đã gáy canh ba [3] , ngồi nghe Gia Minh kể về những quy tắc về lịch sự trộm mộ mà Đức Nguyên trầm trồ, thán phục không ngớt. Từ đó , đã khơi dậy mong muốn một lần được xuống đấu cùa Đức Nguyên. Hai người họ đã thức thâu đêm , sáng sớm không thể lên đường ngay được , họ quyết định nghỉ ngơi lại một ngày , vừa để hồi sức , vừa để tiếp thêm lương thực cho chặng đời dài sau này.

Khoảng thời gian sau đó, Đức Nguyên cùng Gia Minh đã tìm được ngôi mộ , Đức Nguyên không thể kiềm chế sự tò mò lên đã quyết định xuống đấu. Chính từ đó , đã kéo thêm đầy rẫy nguy hiểm cho Gia Minh , vốn vẫn chưa thành thạo việc đổ đấu.Nhưng cũng vì vậy , họ cùng trải qua sinh tử , kết bái huynh đệ , thề nguyện tuy không sinh cùng ngày, cùng tháng nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Trong một lần say rượu khi đang trên đường trở lại nước , để thực hiện lời hứa dịch nghĩa lời nguyền cổ đại với Đức Nguyên, Gia Minh vừa khóc, vừa nói:

- Hôm nay, đệ phải nói thật với huynh, điều đệ đã dấu trong lòng bấy lâu nay, chứ lương tâm đệ cắn rứt mãi không thôi.

Đức Nguyên không hiểu hỏi :

- Hai huynh đệ ta đã cùng nhau vào sinh ra tử, có gì cần nói, đệ cứ nói đi.

- Thật ra , là đệ đã lừa huynh , đệ không hề biết những kí tự cổ kia. Vốn chỉ định lừa huynh đi tìm ngôi mộ kia, rồi bỏ mặc huynh tự sinh tự diệt.Ai ngờ huynh không những giúp đệ, còn cứu đệ một mạng. Ta thực sự không còn mặt mũi nào dám nhìn huynh. – Nói đoạn rút dao găm trong người ra định tự sát.

Đức Nguyên liền vội giật lấy con dao từ đây Gia Minh , ném ra xa. Liền mắng:

- Đệ cùng ta đã kết bái huynh đệ , đệ chết rồi thì chẳng phải ta cũng phải chết.Ta chẳng phải hạng tham sống sợ chết gì , nhưng ta đang mang trên mình trọng trách của gia tộc, nếu chết vì nguyên nhân không chính đáng, ta còn mặt mũi nào gặp lại liệt tổ liệt tông.

Gia Minh thẫn thờ , ánh mắt vẫn gián chặt vào con dao găm dưới đất.Nhưng khi nghe thấy Đức Nguyên còn gánh vác trên vai sứ mạng của gia tộc , liền bình tĩnh hỏi lại :

- Trước nay, huynh chưa từng kể về gia thế của mình , đệ vẫn luôn tò mò, dường như thuật phong thủy của huynh có chút giống với phong thủy Trung Hoa bọn đệ. Huynh còn nỗi bận tâm gì , xin hãy nói ra. Cái mạng này cũng do huynh nhặt về, dù có phải nhảy vào nước sôi lửa bỏng, đệ cũng nguyện dốc hết sức mình vì huynh.

Đức Nguyên thở dài , kể lại đầu đuôi câu chuyện về gia tộc mình…

Vốn cũng là kẻ hiểu biết về phong thủy , Gia Minh sửng sốt một hồi lâu mới đáp :

- E rằng , cuốn sách phong thủy nhà huynh là quyển sách cuối cùng còn sót lại chứa đựng toàn bộ những huyền cơ của phong thủy học.Tuy Trung Hoa là cái nôi của phong thủy nhưng do chiến tranh loạn lạc , khiến cho những kiến thức về phong thủy chính tông cũng dần thất lạc , đến nay đã không còn trọn vẹn nữa . Trước đây, ta nhớ đã từng nghe đến một viên chân trâu có tên Xá Lợi Hoàn, có tác dụng hồi phục dương khí cho những mảnh đất phong thủy. Viên Xá Lợi Hoàn này đã xuất hiện từ đời nhà Đường , không biết hiện giờ đã lưu lạc đến nơi nào. Có điều , ta đã bội tín một lần , cũng lên làm tròn chữ nghĩa , đệ sẽ giúp huynh nghe ngóng tin tức khắp nơi , giúp huynh hoàn thành sứ mệnh với gia tộc.

Đức Nguyên từ đó không hành nghề phong thủy ở nước Nam , Gia Minh cũng rời bỏ Thiên Địa hội , hai người - hai Mô Kim hiệu úy cùng nhau đổ đấu , tế thế cứu đời, đồng thời cũng là để tìm kiếm viên Xá Lợi hoàn, nghe ngóng tin tức về những kí tự cổ kia.

Đến năm ba lăm tuổi , cũng là lần cuối Đức Nguyên trở về nhà , ghi lại những phát hiện trên cùng những việc mình đã trải qua vào cuốn sổ “ Lịch sử dòng họ Vũ Đức”, từ đó không thấy ghi chép gì nữa. Lúc này , trong đầu tôi đang suy nghĩ ra rất nhiều tình huống. Phải chăng , sư tổ Đức Nguyên đã thành công vì hai đời gần nhất là ông và cha tôi đều làm đến chức thiếu tướng, uy danh rất cao trong quân đội. Nhưng có điều tại sao khi đã thành công, đáng lẽ phải ghi lại để con cháu đời sau biết , cũng như chứng minh công lao với gia tộc mình.Mà chỉ ghi chép lại đến năm ba lăm tuổi. Tình huống thứ hai , là ông đã thất bại , nhưng gia tộc tôi không những không xảy ra biến cố tuyệt tử tuyệt tôn khi ông tôi là đời thứ mười không có ghi chép gì về việc phong ấn mà chỉ có ghi chép về việc ông tham gia quân đội.Phải chăng , lúc sư tổ Đức Minh phong ấn có nói dương khí Bạch Hổ đã được khôi phục đến sáu bảy phần và hai trăm năm sau mới phải phong ấn lại nên chưa có ảnh hưởng gì. Mà trong lịch sử gia tộc, cũng chỉ có ông tôi và bố tôi là cưỡng lại được lời thúc dục từ cuốn “Địa lí Tả Ao” đều không mở cuốn sách. Có lẽ, lúc họ sinh ra trong hoàn cảnh nước mất , nhà tan , tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta luôn chảy trong huyết mạch của từng người dân đất Việt, chính vì vậy cả ông và cha tôi mới cưỡng lại được “cám dỗ” từ quyển sách – bảo vật gia truyền cùa Vũ gia. Đến đời tôi , liệu có phải mở nó ra lần nữa không ? Tôi cứ thế suy nghĩ mông lung , ngủ thiếp đi từ lúc nào không rõ…

Lúc tôi tỉnh dậy, trời đã quá trưa, ánh nắng gay gắt xuyên qua khung cửa sổ làm sáng rực cả căn phòng. Tôi mở mắt nhìn lên trần, vươn tay che mắt vì chói nắng, tay quờ quạng định tìm cái điện thọai, những ngón tay khẽ lướt qua bìa sách cũ, xúc cảm thô ráp, sần sùi của chất bìa đã trải qua bao nhiêu năm lịch sử. Là cuốn địa lý Tả Ao, tôi cầm cuốn địa lý lên, đăm chiêu, trong lòng bỗng dâng lên thứ cảm xúc không rõ, nó đang thôi thúc tôi mở cuốn sách trước mặt, thôi thúc mãnh liệt thứ tình cảm gọi là tò mò trong tôi. Trước nay chưa từng học qua Phong thủy, giở ra có ảnh hưởng đến gia tộc thì biết làm sao? Tôi chợt nghĩ. Nhưng bố tôi trước khi mất cũng có bảo giở xem 1 lần không hiểu thì không nên giở lần thứ hai. Nhưng trước nay tôi tính tò mò cũng khá cao, mà quyển sách này còn có năng lực “cám dỗ” , liệu có gì đảm bảo chắc chắn rằng tôi mở nó một lần sẽ không mở nó lần thứ hai. Suy đi nghĩ lại hồi lâu, lại nhìn chằm chằm quyển sách Tả Ao trên tay, nhìn đến không rời mắt. Dường như có 1 lực hút nào đấy bắt buộc tôi phải nhìn nó, tay tôi chợt không tự chủ đưa ra muốn giở trang đầu tiên. Dù có cố không nhìn nó đến bao nhiêu lần, ánh mắt tôi vẫn dính chặt vào cái bìa sách sần sùi, cuối cùng không kháng cự lại sự tò mò, đành vậy đằng nào cũng chết, tốt nhất là xem mình chết như thế nào rồi tính tiếp, cùng lắm bảo Huy cột tôi vào một góc nhà hoặc cất quyển sách đi đâu đó thật kín là được. Tôi quyết định giở sách xem thử.

tôi run run lật bìa sách, giở trang sách đầu tiên. Mắt tôi chợt trợn lên đầy kinh ngạc, từ những dòng đầu tiên của cuốn sách, tôi đều hiểu. Những chuyện như thứ sử, kinh dịch, các thuật phong thủy trên trời, dưới đất, trong nước, các địa thế đất, cách đặt quan tài và các cách sắp xếp phong thủy – vốn là những thứ trước nay tôi chưa từng đọc qua, vậy mà giờ tôi đều hiểu không sót một chữ. Hiểu tất cả…

[1] Hoàn bị : hoàn thành

[2] Mạt vận có thể hiểu nôm na là kết thúc triều đại.

[3] Theo cách tính thời gian của thời xưa , một ngày chia làm mười hai canh.Mỗi canh tương ứng với cách tính bây giờ là hai tiếng.Canh ba là khoảng 6h sáng.

[4] Thảo khẩu : trộm cắp , cướp giật.